Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Cách sử dụng hộp thoại User Account trong Windows 10

Không khác các hệ điều hành Windows trước đó. Khi Log khởi động vào giao diện chính, lúc nào nó cũng xuất hiện khung đăng nhập yêu cầu cung cấp User name và Password đích thực của người dùng khi cài đặt. Để thiết lập một sực thay đổi cho một User Account có 2 cách mở cửa sổ  như sau:


Cách thứ nhất: Nhấn tổ hợp phím Windows + R mở hộp Start Run, nhập vào khung Textbox hàng lệnh netplwiz và nhấn Ok để mở cửa sổ User Account.

Cách thứ hai: Nhấn tổ hợp phím Windows + X bật mở menu Popup góc trái dưới màn hình, chọn vào lệnh Command Promt (Admin) để bật mở cửa sổ Dos có tên: Command Promt có nền chuẩn màu đen. Tại dấu nhắc nhấp nhá, ta nhập vào hàng lệnh: control userpasswords2 và nhấn Enter để bật mở cửa sổ User Account.

Trong cả hai cách, bạn sử dụng cách nào cũng được, mục tiêu đều dùng để mở cửa sổ User Account(Tài khoản người dùng). Cửa sổ nầy có hình nền màu trắng như trong hình chụp dưới đây.




Cách sử dụng hộp thoại User Account:


Nhìn vào hình trên, trên Tab User  mình chia ra làm 4 khu vực có đánh số từ 1 - 4. Trước khi đi vào từng công việc ở các khu vực có đánh số, các bạn cần lưu ý:
  • Trước khi bạn muốn thao tác với tài khoản nào, bạn phải ở trên một cấp để cấp quyền nếu như muốn có bất kỳ một sự thay đổi nào khác. Nghĩa là khi Login khung đăng nhập vào Windows, bạn phải đăng nhập vào Account có quyền hạn cấp phát cao hơn.
  • Trong khung cửa sổ User Account, muốn thêm hay bớt quyền hạn cho Account nào, phải Click chuột vào đúng tên của nó trên khung Users for this computer

Khu vực 1: Khi bạn Login vào bằng tài khoản nào, mặc địch vệt xám sẽ xuất hiện trên tên của nó trong khung: Users for this computer. Và một điều hiển nhiên, ở khung thứ 1 hộp kiễm sẽ cho biết rằng bạn đang có sử dụng user name hay Password để đăng nhập hay không. Nếu trong tình trạng không có đăng nhập bằng User và Pass, mà bạn chọn vào thì chuyện tất nhiên dẫn đến là phải tạo cho nó một Password đăng nhập.

Khu vực 2: gồm 3 nút Button chọn lựa: Add, Remove và Properties.
Mặc định, người dùng đầu tiên thiết lập hệ thống sẽ có tài khoản cấp “administrator” và các tài khoản từ thứ hai trở đi sẽ được hệ thống gán cấp “Standard” thấp hơn. Nếu có bạn bè hay thành viên gia đình nào đến ở chơi, bạn có thể thiết lập cho họ tài khoản riêng trên PC. Những tài khoản Guest này không truy cập được vào file, email hay các dữ liệu cá nhân khác trên máy của bạn, vì đó là bảo mật hệ thống cho bạn và gia đình. Tùy vào cấp độ, tất nhiên là do bạn chọn lựa quyền hạn cho phép từ administrator.

Ý nghĩa của các nút lệnh:
Add: Tạo thêm Account mới.
Remove: Xóa bỏ Account được chọn.
Properties: Cửa sổ thuộc tính dùng để thiết lập một quyền hạn, trách nhiệm cho một Account được chọn.

Khu vực 3: 
Dùng để thay đổi Password cho Account mà bạn đang sử dụng.

Khu vực 4:
Gồm 3 nút lệnh: Ok, Cancel và Apply. Là những động tác kết thúc sau cuối trước khi bạn ra một phán quyết. Nên nhớ một điều, để có một sự thay đổi từ lần đăng nhập sau ngay chính máy mà mình đang thao tác, bạn cần phải nhấn phím Apply đó nhé.

Chúc các bạn thành công.

Người viết: Nguyễn Đạt Khánh
Socializer Widget by Nguyen D. Khanh
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức từ các bài viết mà mình đã SEO bằng các Từ khóa bên dưới bài đăng nầy để tìm hiểu thêm về các khái niệm và ứng dụng có liên quan nhé.

Share:
LIKE and Share this article: :

0 Comments:

Đăng nhận xét

More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa



Thống kê Blogspot

Lưu trữ Blog

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP