Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Hiển thị các bài đăng có nhãn Win 10. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Win 10. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Cách sử dụng hộp thoại User Account trong Windows 10

Không khác các hệ điều hành Windows trước đó. Khi Log khởi động vào giao diện chính, lúc nào nó cũng xuất hiện khung đăng nhập yêu cầu cung cấp User name và Password đích thực của người dùng khi cài đặt. Để thiết lập một sực thay đổi cho một User Account có 2 cách mở cửa sổ  như sau:


Cách thứ nhất: Nhấn tổ hợp phím Windows + R mở hộp Start Run, nhập vào khung Textbox hàng lệnh netplwiz và nhấn Ok để mở cửa sổ User Account.

Cách thứ hai: Nhấn tổ hợp phím Windows + X bật mở menu Popup góc trái dưới màn hình, chọn vào lệnh Command Promt (Admin) để bật mở cửa sổ Dos có tên: Command Promt có nền chuẩn màu đen. Tại dấu nhắc nhấp nhá, ta nhập vào hàng lệnh: control userpasswords2 và nhấn Enter để bật mở cửa sổ User Account.

Trong cả hai cách, bạn sử dụng cách nào cũng được, mục tiêu đều dùng để mở cửa sổ User Account(Tài khoản người dùng). Cửa sổ nầy có hình nền màu trắng như trong hình chụp dưới đây.




Cách sử dụng hộp thoại User Account:


Nhìn vào hình trên, trên Tab User  mình chia ra làm 4 khu vực có đánh số từ 1 - 4. Trước khi đi vào từng công việc ở các khu vực có đánh số, các bạn cần lưu ý:
  • Trước khi bạn muốn thao tác với tài khoản nào, bạn phải ở trên một cấp để cấp quyền nếu như muốn có bất kỳ một sự thay đổi nào khác. Nghĩa là khi Login khung đăng nhập vào Windows, bạn phải đăng nhập vào Account có quyền hạn cấp phát cao hơn.
  • Trong khung cửa sổ User Account, muốn thêm hay bớt quyền hạn cho Account nào, phải Click chuột vào đúng tên của nó trên khung Users for this computer

Khu vực 1: Khi bạn Login vào bằng tài khoản nào, mặc địch vệt xám sẽ xuất hiện trên tên của nó trong khung: Users for this computer. Và một điều hiển nhiên, ở khung thứ 1 hộp kiễm sẽ cho biết rằng bạn đang có sử dụng user name hay Password để đăng nhập hay không. Nếu trong tình trạng không có đăng nhập bằng User và Pass, mà bạn chọn vào thì chuyện tất nhiên dẫn đến là phải tạo cho nó một Password đăng nhập.

Khu vực 2: gồm 3 nút Button chọn lựa: Add, Remove và Properties.
Mặc định, người dùng đầu tiên thiết lập hệ thống sẽ có tài khoản cấp “administrator” và các tài khoản từ thứ hai trở đi sẽ được hệ thống gán cấp “Standard” thấp hơn. Nếu có bạn bè hay thành viên gia đình nào đến ở chơi, bạn có thể thiết lập cho họ tài khoản riêng trên PC. Những tài khoản Guest này không truy cập được vào file, email hay các dữ liệu cá nhân khác trên máy của bạn, vì đó là bảo mật hệ thống cho bạn và gia đình. Tùy vào cấp độ, tất nhiên là do bạn chọn lựa quyền hạn cho phép từ administrator.

Ý nghĩa của các nút lệnh:
Add: Tạo thêm Account mới.
Remove: Xóa bỏ Account được chọn.
Properties: Cửa sổ thuộc tính dùng để thiết lập một quyền hạn, trách nhiệm cho một Account được chọn.

Khu vực 3: 
Dùng để thay đổi Password cho Account mà bạn đang sử dụng.

Khu vực 4:
Gồm 3 nút lệnh: Ok, Cancel và Apply. Là những động tác kết thúc sau cuối trước khi bạn ra một phán quyết. Nên nhớ một điều, để có một sự thay đổi từ lần đăng nhập sau ngay chính máy mà mình đang thao tác, bạn cần phải nhấn phím Apply đó nhé.

Chúc các bạn thành công.

Người viết: Nguyễn Đạt Khánh

Share:

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Cách nhận dạng các phiên bản Windows 10 để nâng cấp

Cách 1: Sử dụng ứng dụng Settings

Ứng dụng Settings mới sẽ cung cấp thông tin này cho người dùng.
Cách mở ứng dụng: bấm vào nút Start và chọn Settings hoặc tìm kiếm

Bạn sẽ thấy mục Version và Build hiển thị các con số ở cửa sổ hiện ra.

- Windows Edition: Cho biết phiên bản Windows 10 mà bạn đang sử dụng, bao gồm Windows 10 Home, Professional, Enterprise hoặc Education. Nếu bạn muốn nâng cấp lên Windows 10 Professional, bạn có thể nâng cấp từ bên trong Windows 10. Chuyển sang Windows 10 Enterprise hoặc Education sẽ yêu cầu cài đặt lại hoàn chỉnh và sử dụng khóa bản quyền đặc biệt không có sẵn cho người dùng bình thường.
- System type 64 bit hoặc 32 bit: Phần System cho bạn biết hiện mình đang sử dụng phiên bản 32 bit hay 64 bit của Windows 10.

Công cụ System sẽ hiển thị rất nhiều thông tin liên quan đến phiên bản Windows 10 đang dùng Ví dụ, “64-bit operating system, x64-based processor” cho thấy bạn đang sử dụng một phiên bản 64 bit của Windows 10 với chip xử lý 64 bit. Còn “32-bit operating system, x64-based processor” cho thấy bạn đang sử dụng một phiên bản 32 bit của Windows 10, nhưng bạn có thể cài đặt phiên bản 64 bit trên phần cứng đó nếu thích.

Cách 2:Sử dụng lệnh trong cmd

máy tính của bạn đang sử dụng phiên bản Windows 10 nào và Ver bao nhiêu bằng cách nhấn tổ hợp Windows + X => chọn Command Prompt (Admin) để mở cửa sổ cmd dưới quyền quản trị. Sau đó bạn sử dụng lệnh sau để kiểm tra:

Dism /Online /Get-CurrentEdition

Bước 2: Sử dụng lệnh sau để kiểm tra xem bạn có thể nâng cấp lên phiên bản Windows 10 nào nhé:

Dism /Online /Get-TargetEditions

+ Bước 3: Để nâng cấp thì bạn sử dụng lệnh sau:

Changepk.exe /productkey:xxxxx-xxxxx-xxxxx-xxxxx-xxxxx

Với xxxxx-xxxxx là Productkey.
Tất nhiên, nếu bạn không có Source bản quyền cài đặt, thì việc tìm kiếm Product Key là một điều hết sức khó khăn đó. Phải tìm kiếm những phiên bản có Product Key trên mạng thì thật là vất vã, không phải Ver nào cũng có thể Up được đâu. Biện pháp tốt nhất là cần phải có bản sao lưu để dự phòng khi mạo hiễm, mà phục hồi lại.

Cách 3:Sử dụng dòng lệnh Winver và Control Panel

Để khởi động nó, nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ “winver” vào hộp thoại Run và nhấn Enter.


Bạn cũng sẽ thấy phiên bản của Windows 10 mà mình đang sử dụng bằng cách xem màn hình hiển thị của hộp thoại winver. Chẳng hạn như nó sẽ hiển thị thông tin Windows Ver 1703 (OS Build 15063.296) như hình bài viết.
Hộp thoại winver không hiển thị thông tin phiên bản 64 bit hoặc 32 bit của Windows 10, nhưng Control Panel sẽ làm điều này. Bạn có thể xem lại trong cách thứ 1 ở trên.



Cách 4: Sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra cấu hình laptop , pc

Tham khảo bài: Download miễn phí và hướng dẫn sử dụng CPU-Z: Test Computer
Thank you các bạn đã theo dõi bài viết.
Khanhnguyen 's Blog Tổng hợp

Share:

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Biểu tượng Wifi bị mất trên thanh Windows Taskbar?

Một sự cố thỉnh thoảng thường gặp khi ai đó hoặc do chính bạn vô tình làm mất đi biểu tượng Wifi ở khay hệ thống (Thanh Taskbar). Chuyện phải khắc phục là tất nhiên, bởi quen rồi với biểu tượng phải có để nhận dạng tín hiệu Wifi kết nối. Để phục hồi lại, bạn chỉ cần làm các bước sau đây:

- Phục hồi trên Win 10:

Truy cập vào Settings trên Windows 10 bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I, hoặc nhấn Start Menu > gõ Settings và tìm kiếm Personalization trên cửa sổ.

Tiếp tục Click chuột vào:

Taskbar >Turn system icons on or off


Chọn Taskbar > Chọn Turn system icons on or off để truy cập vào trang cài đặt các icon hệ thống sẽ hiển thị trên Taskbar Windows 10.
Chuyển từ Off >On để sửa lỗi mất biểu tượng Wifi trên thanh Taskbar Windows 10.



- Phục hồi trên Win 7:

Nếu vấn đề không phải do Driver thì bạn ấn vào Control Panel => Network and Internet => Network and Sharing Center. Chọn tiếp Change Adapter Settings phía khung bên trái cửa sổ.
Click chuột phải vào Wireless Network Connection. Chuyển Disable sang Enable. Vậy là bạn đã mở lại Wifi trên thanh Taskbar rồi đó.
Công việc bây giờ là chọn mạng Wifi của mình và nhập mật khẩu truy cập bình thường. Nếu biểu tượng phát sóng Wifi có hình bậc thang, màu xanh lá và hàng chữ Connected có nghĩa là thao tác kết nối hoàn thành.


Trong bài viết tóm lược trên đây, Khanhnguyen' s Blog chỉ hướng dẫn cho bạn phục hồi lại biểu tượng Wifi trên thanh tác vụ Taskbar, hay còn gọi là khay hệ thống. Nhưng nếu Drive điều khiển cũng mất đi luôn thì đành phải tìm cách cài lại bằng một hướng dẫn trong một bài viết khác thôi nhé các bạn.


Chúc các bạn vui vẽ với kiến thức mà mình đã chia sẽ.
Người viết: Nguyễn Đạt Khánh

Share:

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Phát Wifi bằng Windows PowerShell với quyền Administrator ở Windows 10

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cách phát Wifi trên Windows 10 bằng những dòng lệnh đơn giản mà không cần phần mềm hỗ trợ.Trên thực tế thì phát wifi windows 10, windows 7, windows 8 và windows 8.1 là một tính năng mặc định và sẵn có.
Trường hợp máy tính của bạn chưa được thiết lập sẳn chế độ Windows PowerShell , bạn truy cập vào trang :

Các ứng dụng Personalization Setting trong Windows 10


ở phầnTaskbar

Các bước thực hiện như sau:

1. KHỞI ĐỘNG WINDOWS POWERSHELL VỚI QUYỀN ADMINISTRATOR

Các bạn hãy nhấn vào biểu tượng Start trên thanh taskbar tìm đến Windows PowerShell Click chuột phải vào ứng dụng này và chọn Run As Administrator.

2. KÍCH HOẠT TÍNH NĂNG PHÁT WIFI WINDOWS 10 BẰNG DÒNG LỆNH


Tiếp tục trên cửa sổ Windows PowerShell bạn vào dòng lệnh sau:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-Name key=Password
nhấn Enter.

3. KHỞI ĐỘNG MẠNG WIFI MIỄN PHÍ WINDOWS 10

Sau khi nhấn Enter ở bước trên bạn tiếp tục gõ vào cửa sổ dòng lệnh của Windows PowerShell dòng lệnh sau:
netsh wlan start hostednetwork
Và nhấn Enter

4. BẬT CHIA SẺ MẠNG CHO WIFI WINDOWS 10

Để có thể truy cập mạng từ các thiết bị khác, bạn cần bật chia sẻ mạng từ mạng local có sẵn trên máy tính. Từ biểu tượng Network ở góc dưới phải màn hình bằng cách Click chuột phải, chọn Open Network and Sharing Center




Open Network and Sharing Center

Tiếp tục chọn Change Adapter Settings từ Menu bên trái cửa sổ.
Từ cửa sổ Network Connections hiện ra bạn sẽ thấy có 3-4 Network Connections tùy vào máy tính của bạn nhưng sẽ có 1 Network Connections với thông số mà bạn đã thiết lập bên trên Dạng Local Area Connection* 3 bên dưới là tên Wifi mà bạn thiết lập
Trong cửa sổ Ethernet Properties ta chuyển sang tab Sharing đánh dấu vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet Connection.
Mục Select a private network connection chọn Local Area Connetion*3 hoặc mạng có thông tin mà bạn thiết lập bên trên.


Hoàn thành nhấn OK.
Bây giờ Wifi của bạn cài đặt trên Windows 10 đã sẵn sàng cho các thiết bị khác kết nối.

5. TẮT MẠNG WIFI WINDOWS 10

Để tắt mạng Wifi đang sử dụng, bạn chỉ cần gõ vào cửa sổ Windows PowerShell với quyền Administrator dòng lệnh như sau:
netsh wlan stop hostednetwork

Tắt phát Wifi Windows 10
Chúc các bạn thành công.
Khanhnguyen' s Blog tổng hợp

Share:

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Các ứng dụng Personalization Setting trong Windows 10


Thao tác mỡ cửa sổ Personalization Setting trong Windows 10:
Có nhiều cách mỡ cửa sổ Windows Settings. Bạn có thể chọn lựa một trong các cách thức sau:
- Nhấn tổ hợp phím: Windows + A tìm kím biểu tượng hình bánh nhông và Click chuột vào đó. Hoặc:
- Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mỡ trực tiếp Windows Setting. Hoặc:
- Tìm biểu tượng có hình bánh nhông trên Windows Task bar, hoặc:
- Click chuột vào Start Run ở góc phía trái dưới màn hình Desktop, tìm kím biểu tượng hình bánh nhông như hình bên dưới. 


Sau khi mỡ xong Windows Setting bằng một trong các cách trên, bạn tìm kiếm công cụ Personalization và Click chuột trái chọn vào nó. Vị trí của nó như trong hình dưới đây (trong vùng khoanh màu đỏ):


Một cửa sổ giao tiếp được mỡ ra như hình dưới đây:


Background: 
Bạn có thể thay đổi hình nền, thiết lập một hình ảnh, một màu trơn hoặc một trình chiếu như là background của bạn. Duyệt đến hình ảnh của bạn và chọn hình ảnh hoặc tương tự nhưng phải phù hợp với độ phân giải màn hình của bạn. (Hình trên)

Colors:

Bạn có thể tự động chọn một màu nhấn từ hình nền của bạn hoặc chuyển thanh trượt về Off và tự chọn một màu cho đường biên Windows của bạn. Bạn có thể hiển thị cùng màu trên thanh tác vụ của bạn bằng cách trượt Show color on Start, taskbar and action center tới vị trí On ở bên phải, hoặc bạn có thể giữ nó ở Off và hiển thị một thanh công cụ màu xám. Bạn cũng có thể lựa chọn cho transparent ở đây bằng cách sử dụng con trượt tại Make Start, taskbar và action center transparent 


Thiết lập độ tương phản cao cũng được cung cấp tại đây. 

Lock Screen:

Chọn hình ảnh mà bạn muốn thiết lập làm nền Lock Screen của bạn và các ứng dụng để hiển thị trạng thái chi tiết về nó. Bạn cũng có thể thiết lập thời gian chờ màn hình và các thiết lập bảo vệ màn hình ở đây.



Themes 

Bạn có thể thiết lập classic theme. Bạn cũng có thể tùy chỉnh các cài đặt âm thanh, thiết lập biểu tượng con trỏ chuột của bạn. Nhấp vào bất kỳ các liên kết này sẽ mở ra Control Panel quen thuộc, mà bạn đã được sử dụng trong Windows 8.1 và Windows 7.


Start:

Có những lựa chọn khác nhau ở đây, đáng chú ý trong số đó là các thiết lập cho phép bạn sử dụng toàn màn hình Start với PC. Bạn cũng có thể tùy chỉnh các liên kết mà bạn muốn có trong danh sách.



Nhấp vào link Customize List, bạn sẽ được đưa bạn vào bảng sau đây, nơi sẽ cho phép bạn thêm các mục mà bạn muốn có trên Start của bạn. Bạn có thể thấy hiệu ứng trong hình ảnh lồng màu đen bên dưới.

Taskbar

Gồm các tính năng:
  • Lock the Taskbar: Khóa các thiết lập, không cho thay đổi. Tính năng nầy rất hữu ích đối với những máy có nhiều người dùng chung, họ sẽ không gây khó khăn cho bạn với những gì mà bạn đã thiết lập theo thói quen.
  • Automatically hide the Taskbar....: Thiết lập tính năng cho ẩn hoặc hiện thanh Taskbar ở 2 chế độ On/off.
  • Use Small Taskbar buttons: Khi chọn chế độ On , thanh Taskbar sẽ thu nhỏ gọn lại các biểu tượng Icon.
  • Replace Command Prompt width Windows PowerShell in the menu......: Bật chế độ Off , chuyển trả về  chế độ Command Prompt. Dễ thấy nhất khi ta nhấn tổ hợp phím Windows + X để bật menu ở phía dưới góc trái màn hình.




Chúc các bạn thành công với những gì mà Khanhnguyen' s Blog chia sẽ.

Tổng hợp và chia sẽ: Nguyễn Đạt Khánh

Share:

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật driver của Windows 10


Mặc định, Các thế hệ Windows - Không riêng gì Win 10 - luôn tự động cập nhật phiên bản mới cho driver thông qua tính năng Windows Update Tuy nhiên, trong vài trường hợp, việc cập nhật driver phần cứng lại là nguyên nhân khiến hệ thống hoạt động chậm chạp, thậm chí gây treo máy hoặc xuất hiện lỗi làm khó chịu cho các User.
Để vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật driver của Windows 10, bạn có thể trình tự thực hiện theo các bước sau:
- Mỡ Start/Control Panel hoặc vào nhấn tổ hợp phím Win + X, hoặc vào Search.... kế nút Start gõ vào chữ Control Panel. Ta sẽ thấy xuất hiện hình dưới đây. 
- Click chuột vào Large Icon ở góc phải trên, chọn vào category. 

- Kế tiếp, bạn Click chuột chọn vào vùng System and Security ở vùng khoanh đỏ, theo hướng mũi tên màu đỏ.


- Sau đó bạn chỉ cần chọn lựa theo trình tự như các hình dưới đây:


- Hình cuối cùng, bạn Click chọn chuột vào chữ No giùm nhé, và nhớ phải Save changes nó lại, kẽo không rồi đâu cũng hoàn đó đấy.
Làm đúng mọi thao tác trên, việc cần nhất là sau mỗi lần cài lại hoặc trong lúc Windows đang hoạt động ổn định thì chắc ăn như bắp sẽ chẳng ai đỗ lỗi cho ai rằng Khanhnguyen' s Blog hướng dẫn sai. Có bài bản mà, sao sai được.
Chúc các bạn thành công với những gì mình chia sẽ.
Khanhnguyen' s Blog

Share:

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Cách kiễm tra Bluetooth của Laptop trên Win 7, 8.1, 10

Thao tác bật Bluetooth giúp bạn chia sẻ file nhanh chóng giữa 2 laptop hoặc với các thiết bị Smatphone. Khi không sử dụng, bạn hãy tắt bluetooth để tiết kiệm pin cho thiết bị của mình.  Hầu hết các laptop thế hệ mới đều cài đặt sẵn phần cứng Bluetooth, nhưng ở các máy tính đời cũ hoặc máy tính bàn thì chưa chắc đã có. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách bật, tắt bluetooth trên laptop sử dụng các hệ điều hành khác nhau.
Bluetooth Driver Installer là một tiện ích miễn phí nhỏ để cài đặt trình điều khiển Microsoft chung cho bộ điều hợp bluetooth của bạn. Chương trình dựa trên một phương pháp vá được biết đến rộng rãi là %WinDir%\inf\bth.inf file.
Lưu ý rằng trước khi thực hiện thay đổi đối với hệ thống của bạn, Bluetooth Driver Installer sẽ tự động tạo một điểm khôi phục để nếu có lỗi, bạn có thể sử dụng tính năng Windows System Restore để trở lại tất cả các thay đổi trên máy tính của bạn. 
Còn một điều mà bạn thường xuyên hay thắc mắc không hiểu chức năng Bluetooth nằm tại vị trí nào trên máy tính. Vì nếu vô tình kích hoạt chức năng này mà không biết cách tắt nó đi thì sẽ tiêu tốn một lượng đáng kể pin Laptop. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được chức năng này và cách bật/tắt Bluetooth.
Để biết được cách xác định xem máy tính của bạn có Bluetooth hay không, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
1. Mở trình Device Manager (Quản lý Thiết bị). Bluetooth cần phải có phần cứng nhất định trước khi có thể hoạt động. Hầu hết laptop đều có Bluetooth, trong khi nhiều máy tính bàn không có. Device Manager liệt kê tất cả phần cứng có trong máy tính của bạn, và cho bạn biết Bluetooth có được cài đặt trên đó hay không. Mỗi phiên bản Windows lại có cách truy cập nhanh vào Device Manager khác nhau:
  • Windows 8 – Nhấn  Win + X  và chọn Device Manager
  • Windows 7/Vista – Bấm vào Start Menu và đánh dòng chữ Device Manager vào trong hộp Tìm kiếm (Search box). Chọn nó trong số kết quả.
  • Windows XP – Bấm vào Start Menu và chuột phải vào My Computer. Chọn Properties (Thuộc tính) sau đó bấm vào tab Hardware. Bấm vào Device Manager
Hoặc mở bằng cài đặt Settings. Nếu cài đặt Settings đã mở sẵn, tiến hành đóng lại và mở lại cài đặt Settings một lần nữa để kiểm tra xem Bluetooth đã hiển thị dưới mục Devices (Settings => Devices) hay chưa ở trạng thái On/ Off phía bên phải khung cửa sở Setting

2. Tìm hạng mục Bluetooth Radios. Theo mặc định, Device Manager sẽ hiển thị tất cả các hạng mục thiết bị đi kèm như Disk drive (Ổ đĩa), Display Adapter (Bộ thích ứng Hiển thị), Processor (Trình xử lý), v.v... Tìm hạng mục Bluetooth Radios. Các hạng mục được liệt kê theo thứ tự chữ cái, do đó nó phải ở phía trên. Nếu bạn thấy hạng mục này, có nghĩa máy tính của bạn đã được cài Bluetooth.
  • Mở rộng hạng mục để chắc chắn rằng phần cứng này đang hoạt động tốt. Nếu có dấu cảm thán màu vàng ở trên phần cứng đó, bạn có thể cần phải cài đặt các driver phù hợp trước khi Bluetooth có thể hoạt động.




3. Tìm trong mục "Network adapters" (Bộ thích ứng mạng). Nếu bạn không thấy Bluetooth Radios, bạn có thể tìm Bluetooth adapter trong "Network adapters". Nó thường chứa thẻ mạng dùng để kết nối với mạng dây hoặc không dây. Tìm bất cứ mục nào có chứa từ "Bluetooth".
  • Nếu máy tính của bạn chưa cài đặt phần cứng Bluetooth, bạn có thể mua khóa cứng Bluetooth USB chỉ với vài đô la trên Amazon hoặc từ các nhà bán lẻ khác. Việc cài đặt chỉ đơn giản là cắm nó vào cổng USB.


4. Sử dụng các thiết bị Bluetooth. Ngay khi bạn kiểm tra được là máy tính của bạn có Bluetooth, bạn có thể bắt đầu sử dụng các thiết bị Bluetooth. Xem hướng dẫn khác cùng chuyên mục để biết cách tận dụng triệt để các thiết bị Bluetooth của bạn.

5. Hủy bỏ và các thiết bị Bluetooth sau đó kết nối lại

Nếu các thiết bị âm thanh Bluetooth hoặc bàn phím không dây và chuột, không thể kết nối Bluetooth trên máy tính, hãy loại bỏ các thiết bị và sau đó kết nối lại lần nữa.


  • Đầu tiên bạn vào Control Panel > Kích chọn “Hardware and Sound” and “Bluetooth Devices”
  • Chọn thiết bị không hoạt động > Nhấn “Remove”
  • Kích chọn “Add” > Nhấn nút “Reset” trên thiết bị
  • Kích chọn “My device is set up and ready to be found” > Nhấn Next
  • Khi thiết bị Bluetooth được tìm thấy > Nhấn Next để thực hiện các phần còn lại


6. Sử dụng phần mềm tìm ra lỗi và khắc phục (Nên sử dụng)

Nếu trình điều khiển Bluetooth không tương thích với Windows 10, nó sẽ tự động xóa trong quá trình cập nhật. Vì vậy, hãy kiểm tra trình điều khiển Bluetooth nếu nó lỗi thời, bị hỏng, không tương thích hoặc mất tích… hãy sửa chữa nó. Với phần mềm Drivethelife sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn. Nó sẽ giúp bạn xác định các vấn đề trên trình điều khiển Bluetooth trên Windows 10 và nhanh chóng giải quyết các vấn đề điều khiển qua các bước:
Đầu tiên cần truy cập vào liên kết bên dưới và tải Drivethelife về máy tính

http://www.drivethelife.com/free-drivers-download-utility.html



Sau khi tải về bạn tiến hành cài đặt phần mềm một cách thông thường như cài các phần mềm khác – Chạy file EXE vừa tải về máy > Nhấn Install
Nếu bạn muốn thay đổi lại thư mục cài đặt thì nhấn vào chữ Customize và chọn lại đường dẫn (Mặc định nó sẽ cài trong ổ đĩa C) sau khi Nhấn Install quá trình cài đặt diễn ra rất nhanh > Sau khi cài đặt xong Nhấn Launch để chạy chương trình. Sau khi quét xong các vấn đề về trình điều khiển bị lỗi hay không tương thích được liệt kê > Nhấn Start để tiến hành. Tiếp tục Nhấn Rescan để kiểm tra lại các vấn đề lúc này bạn cần phải cập nhật các trình điều khiển lỗi thời, hay chưa có > Nhấn Update. Sau khi Update các trình điều khiển xong bạn cần khởi động lại máy tính để các thay đổi được áp dụng – Với phương pháp này cơ hội thành công của bạn là rất cao.

Bật tắt Bluetooth trên Windows 10
  • Đối với Win 10, thao tác để mỡ Device Manager giống y như Win 7/Vista và Win 8
  • các bạn có thể nhấn phím tắt Windows + A để mở Action Center.
    Tại đây sẽ có rất nhiều thiết lập nhanh bao gồm cả wifi và bluetooth, để bật tắt nhanh wifi các bạn việc click vào biểu tượng wifi và biểu tượng bluetooth, màu xanh là bật còn màu đen xám là tắt



Lưu ý: 
  • Nếu có ký hiệu Bluetooth trong Khay Hệ thống của bạn thì có nghĩa Bluetooth đã được cài đặt và kích hoạt.
  • Trường hợp: Bluetooth chưa được kích hoạt, bạn kích chuột phải vào tên Bluetooth rồi click chọn Enable. Lúc này Bluetooth sẽ được kích hoạt ngay lập tức.
  • Trường hợp bạn đã mở rộng hạng mục để chắc chắn rằng phần cứng này đang hoạt động,  nếu có dấu cảm than màu vàng ở trên hạn mục đó, bạn có thể cần phải cài đặt các driver phù hợp trước khi Bluetooth có thể hoạt động.
Nhiều người ít quan tâm tới Bluetooth, nhưng nó thật sự hữu ích khi bạn muốn giao tiếp các thiết bị với nhau trong một phạm vi hạn hẹp, giống như bạn sử dụng một chuột không dây thì nó sẽ kết nối với máy tính qua 1 đầu nhận Bluetooth cắm vào cổng usb của máy tính.

Tổng hợp và chia sẽ kiến thức: Khanhnguyen' s blog

Share:


Thống kê Blogspot

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP