Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Truyền Thuyết Về Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ

Bồ Đề Đạt Ma - Truyền nhân thứ 28 của nhà Phật - Sư tổ Thiền tông Trung Quốc

Bồ Đề Đạt Ma là đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La, Tổ thứ 27 của nhà Phật đồng thời Đạt Ma còn là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma

1. CHUYẾN DU HÀNH HUYỀN THOẠI TRÊN ĐẤT ĐÔNG THỔ 

Truyền thuyết kể rằng, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc, nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có gốc gác xuất thân từ tận bên Thiên Trúc. 
Bát Nhã Đa La, vị tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí và gặp Bồ Đề Đạt Ma, thoạt nhìn vị vương tử này có rất nhiều nét đặc biệt, Bát Nhã Đa La mới bảo Đạt Ma cùng hai anh của mình bàn luận về chữ Tâm. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy.
truyen-thuyet-to-bo-de-dat-ma
Chân dung Bồ Đề Đạt Ma
Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc. Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ Đề Đạt Ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.
Sau khi Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt Ma nhớ lời thầy dặn, phải xuất dương truyền pháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên khi tuổi đã cao mới xuống thuyền ra khơi đến đất Đông Thổ. Đó là vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đời Vũ Đế nhà Lương. Vũ Đế vốn nổi tiếng là một người sùng Phật, xây biết bao nhiêu là chùa chiền cho nhà Phật, ngay khi nghe tin có vị đại sư từ Thiên Trúc tới Đông thổ truyền giáo, Vũ Đế liền mời đến kinh đô nước Lương là Kiến Nghiệp để gặp mặt và bàn chuyện Phật Pháp. Đạt Ma nhận lời mời và đến gặp Vũ Đế.

2. CUỘC GẶP VỚI LƯƠNG VŨ ĐẾ

Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.
Chân dung Bồ Đề Đạt Ma
Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?" 
Đạt Ma đáp: "Không có công đức." 
- "Tại sao không công đức." 
- "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật." 
- "Vậy công đức chân thật là gì?" 
Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được." 
Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?" 
- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh." 
- "Ai đang đối diện với trẫm đây?" 
- "Tôi không biết." 
Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội.
Lương Vũ Ðế sai người tiễn khách. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.

Đạt Ma ra đi trên ngọn lau
Tương truyền, sau khi ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ra đi, Lương Vũ Ðế gặp hòa thượng Chí Công, bèn kể lại câu chuyện. Hòa thượng Chí Công hỏi:
- Bây giờ bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?
Vũ Ðế đáp:
- Không biết.
Hòa thượng nói:
- Ðó là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật.
Vũ Ðế hối tiếc, sai sứ đi thỉnh, nhưng ngài Bồ Ðề Ðạt Ma không quay trở lại. Sau này hồi tưởng chuyện cũ, Lương Võ Ðế tự soạn văn bia như sau:
Hỡi ôi!
Thấy như chẳng thấy
Gặp như chẳng gặp
Ðối mặt như chẳng đối mặt
Xưa đâu nay đâu
Oán bấy hận bấy . .
Tại sao mà đến nỗi vua Lương Võ Ðế mang hận như vậy?
Ðó là vì nhà vua không phân biệt được giữa phước đức hữu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử.Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như thế là đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng.
Về phần ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa. Ngài dạy người tu để giác ngộ thành Phật. Cho nên Lương Vũ Đế không hiểu được ngài.
Qua lần nói chuyện đó, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế không giống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình, nên quyết định cáo từ. Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ ném xuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đến thành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy. Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền tông. Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma.
Quán tích Bà La Môn - Đạt Ma
Chuyện kể rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách đá thực hành thiền định, suốt 9 năm liền không nói gì. Những người thời bấy giờ không hiểu gì, chỉ thấy lạ nên gọi ông là “Quán bích Bà la môn”, nghĩa là ông sư Bà la môn nhìn tường. Trong thời gian ấy, có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang, học rộng biết nhiều, nghe chuyện của Đạt Ma nên đến xin bái kiến. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”. Giữa đêm tháng chạp, tuyết bay mù mịt, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối.
Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, sợ không thể kiên nhẫn học đạo, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt Đạt Ma, bày tỏ quyết tâm của minh. Lúc bấy giờ, Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Huệ Khả sau này chính là vị tổ thứ hai của dòng Thiền tông ở Trung Quốc.
Sau 9 năm lưu lại Trung Quốc truyền giáo, Đạt Ma có ý muốn quay về Ấn Độ nên cho gọi các đệ tử của mình đến nói: “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình”. Các đệ tử mỗi người lần lượt đều tiến lên phía trước nói những điều mà mình học được, chỉ riêng Huệ Khả là đứng yên không nói gì. Đạt Ma mỉm cười nói với Huệ Khả: “Ngươi đã có được phần tủy của ta rồi”.
Nói xong Đạt Ma quyết định truyền tâm ấn cùng cuốn kinh Lăng già cho Huệ Khả rồi nói: “Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”. Đến năm Thiên Bình thứ ba nhà Đông Ngụy, tức năm 536, Đạt Ma viên tịch ở Lạc Tân. Các đệ tử chôn cất ông ở chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

3. CÁI CHẾT BÍ HIỂM CỦA VỊ ĐẠI SƯ THIÊN TRÚC

Sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây. Về cái chết của Bồ Đề Đạt Ma đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khiến nhiều người tranh cãi hơn cả chính là câu chuyện Đạt Ma bị đầu độc mà chết.
Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Đạt Ma nên tìm mọi cách hãm hại. Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn, từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều tiêu tan hết, Đạt Ma bình an vô sự. Lưu Chi nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết, nhưng lần nào cũng không hề hấn gì. Lưu Chi có ý sợ, nhưng càng nuôi dã tâm hại Đạt Ma bằng được.
Khi chọn được Huệ Khả làm người kế thừa tâm ấn, nghĩ rằng, công việc của mình tại Đông Thổ đã toại nguyện nên Đạt Ma quyết định không tự cứu mình nữa. Đó là lần thứ 7, Lưu Chi sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma. Đạt Ma vẫn ăn cơm như bình thường, nhưng lần này không có con rắn nào được nôn ra, Đạt Ma cứ ngồi như vậy an nhiên tịch diệt. Sau khi Đạt Ma viên tịch, các đệ tử mới cho thi thể sư vào trong một quan tài bằng gỗ, an táng tại chùa Định Lâm.
Câu chuyện viên tịch của Đạt Ma chưa dừng lại ở đó. Sử sách còn chép lại rằng, ba năm sau ngày Đạt Ma viên tịch, một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ Tây Vực khi qua ngọn Thông Lĩnh thì gặp một vị sư tay cầm chiếc giày đang đi như bay về hướng Tây. Tống Vân biết đó là sư Đạt Ma, từ Thiên Trúc đến Đông Thổ truyền pháp, mới chặn lại hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.
Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc giày đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc giày này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi hấp tấp trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.
Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dày cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

4. Ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma Trong Phong Thủy

Trong Kinh Doanh Tượng Gỗ Phong Thủy. Pho Tượng được thuê làm nhiều nhất bày nhiều nhất Bán chạy nhất Người Ta phải nghĩ đến Tượng Đat Ma tổ Sư ....
Về Tâm Linh hai pho Tượng đươc dùng trấn trạch tốt nhất là Quan Công Và Đạt Ma xét về bình diện địa lý Quan công bắt nguồn từ Tác phẩm Tam Quốc . mà nói tới tam quốc ai cũng biết là tác phẩm Văn học Kinh điển của Trung Quốc về mặt địa lý chỉ thu hẹp trong một Quốc gia ...
Còn Đat ma Ngài là Tổ thứ 28 của Phật Giáo người khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm tự, mà phật Giáo khi có hàng triệu phật tử khắp thế giới .....
Phần nữa do xuất thân từ Ấn Độ nên khuôn Mặt đạt Ma với bộ râu xồm luôn toát ra từ đó vẻ siêu thoát oai phong kèm theo chiếc Áo choàng bàn Chân đi đất mang theo chút Hoang dã . Cũng bởi vậy không chỉ ở Châu Á mà với Châu Âu Cụ cũng rất được mọi Người trưng bày mặc dù với Họ khi mua không mang ý nghĩa tôn giáo chỉ thuần chất là nghệ thuật ....

Bạn có thể xem thêm bài đăng : Người tu luyện thời xưa dùng thần thông để vượt sông như thế nào.- do Khanhnguyen' s blog sưu tập

Share:

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Thuộc tính ẩn hiện tập tin - thư mục trong Folder Options với các loại Windows

Thuộc tính ẩn Files và Folder là một thiết lập đã có từ lâu rồi trên các Hệ điều hành từ Ms - Dos cho đến các thế hệ Windows sau nầy. Bất kỳ người dùng nào cũng vậy, một sự bí mật và an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu là một điều hết sức cần thiết. Không chỉ với người dùng, mà còn là ngay cả với các hệ thống tập tin của các hệ điều hành cũng vậy. một khi được thiết lập cho Files hoặc Folder thì lập tức các dữ liệu nầy sẽ được ẩn đi, không còn thấy trên màn hình nữa. Trong một lúc nào đó, muốn dùng đến, bạn vẫn có thể cho nó xuất hiện trở lại.

CÁCH MỞ FOLDER OPTIONS CỦA TỪNG LOẠI WINDOWS

Windows 10:
Trong Windows 10, để xóa các thuộc tính ẩn hiện các thư mục và tập tin, ta làm như sau:
Cách 1:
- Mở hộp thoại Run. Để làm điều này, sử dụng Windows + R phím nóng. Gõ lệnh gọi  Control.exe trong hộp thoại  Run và sau đó nhấn phím Enter để khởi động Control Panel.


Cửa sổ có dạng như sau hiện ra, bạn Click chọn vào File Explorer Option theo hướng mũi tên trên hình dưới


Click chọn vô Tab View. Trong mục Hidden files and folder, chọn vào Show hidden files...ở hàng thứ hai để bật hiển thị các files và folder ẩn trên hệ thống lưu trữ của bạn. Nhớ Click chuột trái chọn vào nút Apply phía dưới phải cửa sổ để hệ thống lưu lại và thực thi hiệu ứng.


Cách 2:
có 2 bước:
Bước 1: Ở góc dưới trái màn hình là hộp textbox nhỏ: "I'm Coetana...". Bạn nhập vài hàng chữ: "Control Panel" sẽ bật lên Popup  ngay tại đó có hình dáng như sau:


Bước 2: Bạn Click chuột vào File Exploer Option. thế là xong, bạn có thể thấy cửa sổ đó xuất hiện như thao tác cuối cùng ở cách 1.
Windows 8:
Cách 1:
- Mở hộp thoại Run. Để làm điều này, sử dụng Windows + R phím nóng. Loại Control.exe trong hộp Run và sau đó nhấn phím Enter để khởi động Control Panel.
- Ngay bên phải của khung Control Panel click chọn Small Icons
Tìm thư mục có tên Folder Options và mở chúng
Cách 2:
- Mở Windows Explorer và  nhấn vào biểu tượng mũi tên nhỏ xuống nằm phía trên bên phải của cửa sổ.
Chuyển sang Xem tab, kích vào Options, và sau đó nhấp vào Thay đổi thư mục và các tùy chọn tìm kiếm để mở Folder Options.

Windows 7 Và Windows XP:

Cách 1:
- Mở Control Panel (Xem bằng "Large Icon")
- Chọn biểu tượng Folder Option
Cách 2:
- Mở cửa sổ Windows Explorer.
- Chọn nút Organize
ttp://thuthuat.taimienphi.vn/cach-mo-folder-options-voi-tung-loai-win-637n.aspx 
Với các thao tác hướng dẫn mở Folder Options trên từng hệ điều hành Windows trên đây, bạn có thể truy cập vào Folder Options nhanh chóng và thay đổi, thiết lập các tính năng cho thư mục: Thay đổi icon, ẩn hiện thư mục, ... trên máy tính.

Chúc bạn thực hiện thành công và sẽ rất vui vẽ với những gì mà Khanhnguyen' s blog chia sẽ lại nhé.

Người viết: Khánh Nguyễn

Share:

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Nửa vầng trăng - Tác giả: Phong Trần



Ảnh: Trên Internet - Blog Song Anh

Vầng trăng khuất áng mây ngàn
Sương khuya bao phủ ngỡ ngàng biết bao
Nguyệt hằng ở tít trên cao
Có nghe trong gió người xao xuyến lòng 


Mơ về một thuở long đong
Thoáng nghe cay mắt tình hồng nhạt phai
Vầng trăng ai xẻ làm hai
Nửa in nổi nhớ nửa ngoài trong tôi


Đêm buồn một bóng đơn côi
Sao nghe cô tịch nổi trôi ngất hồn
Đâu rồi những buổi hoàng hôn
Trải bao năm tháng bôn chôn nửa đời.


Tìm em khắp chốn phương trời

Nhớ thương dồn dập chơi vơi nỗi buồn
.Xin trời đổ hạt mưa tuôn
Xua tan nỗi nhớ,giọt buồn không tên

Để rồi cố gắng tìm quên
Tâm tư ngày ấy,kết nên chuyện tình
Bao giờ xóa được bóng hình.
Nửa trăng còn lại chỉ mình ta thôi...


Phong Trần 17/11/2016

Nhạc nền: Ca khúc Ca Dao Em Và Tôi do ca sĩ Phạm Phương Thảo thể hiện

Vài nét về tác giả:

Anh Phong Trần không phải là một nhà thơ, chỉ đến với Cộng đồng xã hội Facebook bằng những nổi niềm chia sẽ qua thơ ca. Trong Nhóm Kết bạn cùng Khanhnguyen' s blog trên Facebook, anh đóng vai trò là Người kiễm duyệt, là một trong số top bạn bè đầu tiên thân tình với Khanhnguyên trước khi thành lập nhóm. 

Nếu muốn tìm hiểu thêm về sinh hoạt của Nhóm Câu lạc bộ "Kết bạn cùng Khanhnguyen' s blog, mình thay mặt nhóm với tư cách là Admin, trân trọng kính mời các bạn truy cập vào địa chỉ Nhóm Câu lạc bộ "Kết bạn cùng Khanhnguyen' s blog"

Nếu bạn chưa có Account trên Mạng Xã hội Facebook, cách tạo Account cũng dễ dàng như khi bạn tạo Account truy cập Google, bạn cần đăng nhập vào địa chỉ bài viết: Hướng dẫn đăng ký tài khoản Facebook.

Comments:
Nguyễn Đạt Khánh Nửa vầng trang là một chủ đề hay đó. Cũng là một cách ví về cái nửa của mình ở thế gian. Chuyện tròn trịa trong cuộc đời có thể nói là hiếm hoi lắm, mà người đời thường hay nói là viên mãn phúc phần. Trớ trêu một điều rằng: trăng khi vầy khi khác, tròn của nó thật là tuyệt vời cũng chỉ mỗi lần trong một tháng, mà gặp phải những ngày u tịch nữa cũng đành chào thua. Mình vào nhóm hơi muộn nên không kịp cùng anh dông dài bao nhiêu chuyện cho vui vẽ cuộc đời. Ngày mới vui vẽ anh +Phong TRần nhé.

Phong TRần Vâng! Xin cảm ơn anh đã bài tỏ cảm xúc với bài thơ này.Anh cũng vui vẻ nhé!

Nguyễn Đạt Khánh Mình chép bài của anh qua Blog đấy. Có 2 chuyện mình cho anh hay:
Thứ nhất: Tấm ảnh, mình thay bằng một tấm ảnh khác, ảnh nền trắng đen sẽ thực hơn với đời thường và cũng sẽ không đến tịch mịch buồn bã.
Thứ hai: Mình đệm thêm bài nhạc nền:"Ca dao em và tôi". Như thế sẽ thật tuyệt vời. Giai điệu thơ ca đều có đũ đầy Cung đàn phím nhạc nhé.
Chúc anh luôn vui vẽ.

Share:

Trăng đêm đông - Tác giả: Hồng Phước

Đêm Đông tình rơi giọt đắng, 
Nhoẹt nhòe lem luốc thơ xưa, 
Đêm trăng cô phòng quạnh vắng, 
Gió lùa lạnh lẽo song thưa. 

Một mình chìm trong hiu hắt, 
Mây mù đan kín mơ xưa, 
Bỗng dưng tình nồng lạnh ngắt, 
Nhớ nhung biết mấy cho vừa, 

Trăng treo lấp ló đỉnh đồi, 
Lưng trời mây lang thang trôi,,,, 
Tình thơ chực chờ chảy vội, 
Luyến lưu ngày ấy không thôi, 

Trăng từ từ,,, lên cao cao,,,, 
Đêm lặng thầm,,, trôi theo mau,,,, 
Lắng đọng,,, nỗi niềm,,, đau đáu,,,,, 
Còn đâu phút giây ngọt ngào,,,,,, 




Bình Dương. Ngày 15/11/2016. 
Thơ: +Nguyễn ngọc Hồng Phước​,

https://plus.google.com/110519249430022056030

Nhạc nền:
Ca khúc Một mai qua cơn mê do ca sĩ Phi Nhung thể hiện


Bạn có thể xem thêm ở các bài thơBến mơ.- Dĩ vãng. - Sợ  của anh Hồng Phước mà Khanhnguyen' s blog đã có dịp giao lưu

Share:

Bến mơ - Tác giả: Nguyễn Ngọc Hồng Phước




Đêm trở lạnh, nữa hồn đơn cô quạnh, 
Vét tâm tư, vắt kiệt những ngôn từ, 

Tìm lại chút ngọt ngào trong quá khứ. 
Mới ngày nào, thoắt đã một năm dư.!,,, 

Hồn vào mộng, tìm về nơi bến cũ, 
Nghe dường như,, đâu đó gót chân son,,, 
Gió hiu hắt, liễu gục đầu ủ rũ,,,, 
Thềm rêu phong, hoang vắng cả lối mòn. 

Con đò cũ, chơi vơi trên bển vắng, 
Khúc sông buồn, vẫn phẳng lặng như xưa, 
Hàng phượng vĩ phơi mình trong ánh nắng. 
Gió vi vu,,, tấu điệp khúc giao mùa,,,,,, 

Giữa yên ả, không gian chìm tĩnh lặng, 
Những giọt buồn đều đặn rớt vào thơ,,,, 
Ướt đẫm cá niềm thương và nỗi nhớ,,,, 
Thuở nữa hồn chập chững bước vào mơ.......


Bình Dương, Ngày 17/11/2016. 
Thơ: +Nguyễn ngọc Hồng Phước

https://plus.google.com/110519249430022056030

Nhạc nền:
Ca khúc Ca Dao Em Và Tôi do ca sĩ Quang Linh thể hiện


Khánh Nguyễn
13:53
Để hồn vào thơ, để tâm vào chữ, từng ý mỗi lời là cả một khoảng trời tỉnh lặng ký ức. Thỉnh thoảng đọc thơ anh, nhưng Khanh Nguyên cũng cảm thấy khá hay hay về tình cảm mà anh chia sẽ. Chúc anh nhiều niềm vui và hạnh phúc. Mạn phép xin bài thơ nầy của anh vào Blog Khannguyen nhé.



Nguyễn ngọc Hồng Phước
22:00
+
2
1
2
 

+Khánh Nguyễn
Cảm ơn em trai đã đọc và khen cũng như đồng cảm với thơ. Được đọc giả mến mộ và chia sẻ bài đăng thì tác giả nào cũng thích và lấy làm hân hạnh hết, cho nên mời em trai tự nhiên nhé! Ngày mới tốt lành may mắn, vui vẻ hạnh phúc nhé em trai. 

Bạn có thể xem thêm ở các bài thơTrăng đêm đông.- Dĩ vãng. - Sợ  của anh Hồng Phước mà Khanhnguyen' s blog đã có dịp giao lưu

Share:


Thống kê Blogspot

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP