Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Cổ tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Cổ tích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Sự tích về hoa đỗ quyên

Hoa Đỗ Quyên là loài hoa được trồng phổ biến ở một số nước bởi vẻ đẹp dịu dàng và nhiều ý nghĩa của nó.Hoa đỗ quyên có nhiều màu sắc khác nhau với trắng , vàng, hồng , tím

Đối với người Trung quốc thì hoa đỗ quyên là biểu tượng cho sự dịu dàng , ôn hòa và đầy nữ tính.
Ý nghĩa của loài hoa này còn là lời gửi gắm cho những người thân yêu hãy tự chăm sóc bảo vệ tốt bản thân như trong truyền thuyết sau :
Có một đôi vợ chồng nọ, sống trong một khu làng nhỏ, nhà nghèo nhưng sống hạnh phúc, rất yêu thương nhau. Người chồng thì thường xuyên vào rừng sâu săn bắn, đốn củi. Bỗng một hôm đợi mãi chẳng thấy chồng quay về, mỗi ngày người vợ cứ ngóng dáng chồng sau buổi hoàng hôn. 
Một tháng, hai tháng, ba tháng vẫn chẳng thấy tin tức gì. Người vợ quyết định khăn gói lên đường đi tìm chồng, lúc sáng người vợ ra đi buổi chiều hôm đó người chồng đã quay về. 
Cứ đi, cứ đi, ngày này qua ngày khác, đi đến lúc người vợ gục ngã bên tảng đá và trút hơi thở cuối cùng, thân xác này rã đi, bên tảng đá ấy mộc lên một loài cây, chỉ nở hoa khi mùa xuân về, màu hoa rất tươi và đẹp. Hồn người vợ bay về trời gặp Ông Tiên. Ông Tiên hỏi vì sao con gục gã và chết đi trong rừng sâu như thế này. Người vợ trả lời con đi tìm chồng. Ông đặt tên cho loài hoa này là hoa Đỗ (Đỗ có nghĩa là đợi). 

Khi người chồng trở về nhà thì chẳng thắy vợ mình đâu, bèn hỏi những người xung quanh, họ bảo rằng cô ấy đã vào rừng sâu tìm cậu. Thế là chồng cũng khăn gói lên đường tìm vợ, đi mãi đi mãi, lại kiệt sức đúng trên tảng đá mà người vợ đã chết trước kia. Người chồng hoá kiếp thành một loài chim, loài chim này sống đơn độc một mình và đặt biệt cất tiếng hót khi trời đã hoàng hôn, tiếng hót như tiếng kêu than, tuyệt vọng. 
Ông Tiên đã chứng kiến tình yêu thương của đôi vợ chồng này, đặt tên cho loài chim này là chim Quyên (Quyên đọc trại có nghĩa là Quên). 
Và không biết từ bao giờ lài hoa này được mọi người gọi là Hoa Đỗ Quyên. Để tưởng nhớ cho mối tình chung thuỷ!
Khanhnguyen' s blog sưu tập

Share:

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Của thiên trả địa

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai chàng trai cùng làm nghề cuốc mướn cày thuê, một anh là Thiên, anh kia là Địa. Cả hai đều có điểm giống nhau chính là họ đều là những kẻ nghèo rớt mùng tơi, hơn nữa cả hai đều là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên thì Thiên lại có phần sáng dạ hơn, ai bảo gì thì anh đều hiểu được. Vậy là một ngày kia Địa mới bảo Thiên rằng:
– Nếu như cả hai ta đều cùng thế này thì không biết đến bao giờ mới có thể ngước đầu lên được. Nhưng anh lại được cái thông minh, nếu mà được học hành đến nơi đến chốn thì sau này chắc chắn sẽ thi đậu được làm quan to. Tôi nghĩ rồi, từ mai anh đừng làm nữa, một mình tôi sẽ cố gắng sức để làm thêm, lấy tiền để nuôi anh việc ăn học. Khi nào anh được ăn nên làm ra rồi thì đôi ta sẽ cùng hưởng chung phú quý.
Thiên nghe bạn nói vậy cũng gật đầu đồng ý, Địa cũng không quên dặn dò: “Khi nào anh hiển đạt rồi thì đừng quên tôi đấy nhé!”.
Sau ngày ấy thì Địa luôn cật lực ngày đêm làm thuê lấy tiền nuôi bạn học hành. Khi thấy Thiên càng học càng tiến thì anh chàng cũng càng hăng say làm việc hơn, không quản chi chuyện gì. Thời gian cứ như vậy trôi qua, loáng cái đã qua mười năm dùi mài đèn sách, cuối cùng thì Thiên cũng được đậu khoa thi hương, sau đó lại tiếp tục đi thi đình và đỗ Trạng nguyên. Nhà vua bổ nhiệm hắn làm quan to trong triều, người hầu kẻ hạ trong phủ vô cùng đông đúc, còn có được dinh thự vô cùng nguy nga, hắn cũng được tất cả mọi người trong thiên hạ trọng vọng.
Nghe tin Thiên đỗ Trạng nguyên lại được vua cất nhắc, Địa vô cùng sung sướng. Vì vậy mà ngay lập tức anh chàng này đem trâu cày đến trả lại cho chủ. Sau đó không chần chờ bán luôn cái nhà mà mình đang ở để lấy chút tiền mua chút đồ lễ đến tìm dinh bạn. Nhưng Địa nào ngờ được rằng khi cầm theo đồ lễ đến nơi ở của Thiên thì kẻ kia cũng đã thay lòng đổi dạ tự bao giờ, hắn bây giờ chẳng muốn nhận người bạn cũ này nữa. Hơn nữa hắn còn không quên căn dặn bọn lính canh chặn Địa ở ngoài cổng không cho vào. Bị bạn đuổi thì Địa tủi thân lắm, nhưng không còn cách nào đành lủi thủi trở về.
Khi anh chàng đi tới bờ sông thì liền ngồi lại, nghĩ đến bạn lại không ngờ lòng người đen bạc, nước mắt lại rơi lã chã, anh chàng tự thương cho cái số phận hiu hẩm của mình. Hơn nữa bây giờ có muốn trở về làng thì cũng không còn chỗ nào để ở, vì anh đã lỡ bán mất căn nhà của mình rồi.
Đột nhiên Bụt từ đâu hiện lên, giả làm một người đi đường ngang qua chỗ anh rồi dừng lại và hỏi thăm:
– Làm sao con lại ngồi đây mà khóc?
Nghe thấy Bụt hỏi vậy, Địa cũng thành thật kể hết đầu đuôi tất cả mọi chuyện. Sau đó Bụt bèn hóa phép biến ra cho anh chàng một chiếc thuyền, rồi dặn:
– Thôi thì bây giờ con hãy ở lại nơi bến sông này chở khách đò qua lại cũng sẽ đủ ăn, không cần phải đi đâu làm thuê làm mướn nữa.
Từ ngày đó Địa ở luôn nơi bến sông để làm chống đò chở khách sang ngang. Tuy nhiên thì anh chàng cũng chỉ làm đủ tiền nuôi miệng chứ không thể để dành được ít nào. Bởi vậy mà ngày giỗ cha cũng đã đến nhưng anh lại chẳng có gì để mà làm cúng được.
Buổi chiều ngày hôm ấy, khi chở được mấy lượt khách sang bên kia bờ sông, Địa vừa đưa truyền đi về được nửa sông thì lại nghe thấy có tiếng ai gọi đò. Dù đã đi xa nhưng anh vẫn quay thuyền lại. Người gọi đò là một người đàn bà trẻ tuổi, rất xinh đẹp. Khi ấy trời cũng đã nhá nhem tối rồi, người đàn bà kia bảo Địa rằng:
– Trời tối rồi mà đường tôi cần đi còn xa quá, anh có thể làm ơn để tôi nghỉ nhờ ở đây qua đêm nay được không?
Nhà Địa ở hiện giờ chỉ là một túp lều nho nhỏ mà anh chàng dựng tạm bên bờ sông, bên trong nhà cũng chỉ có duy nhất một chiếc chõng, nhưng là anh cũng vui vẻ nhường nó cho người đàn bà kia nằm.
Khi Địa chuẩn bị trở ra ngoài để tìm nơi ngủ tạm thì người đàn bà tự nhiên lại hỏi anh là:
– Anh đã cưới vợ chưa?
Tuy là ngạc nhiên nhưng Địa cũng vẫn trả lời thật:
– Tôi chưa.
– Vậy tôi xin được làm vợ anh nhé!
Lúc này thì Địa không chỉ ngạc nhiên mà còn rất bỡ ngỡ nữa, anh hoàn toàn không biết phải trả lời người kia thế nào.
Thấy vậy nàng lại nói tiếp:
– Tôi đây vốn là người ở cung tiên. Vì trời thấy anh là một người tử tế nhưng phải chịu nhiều khổ sở nên mới phái tôi xuống đây để giúp cho anh được sung sướng.
Khi nói xong nàng lập tức hóa phép để biến túp lều nhỏ bên bờ sông của Địa thành dinh cơ vô cùng đẹp đẽ có nhà ngói, có tường đất, lại còn cả hành lang và sân gạch, bên trong nhà thì các thứ đồ dùng đều có đầy dủ, hơn nữa còn có từng đoàn người hầu kẻ hạ nữa.
Nhìn thấy những điều này thì Địa vừa kinh lạ lại vừa vui sướng. Sau đó nàng tiên lại tiếp tục làm phép hóa ra những cỗ bàn vô cùng linh đình giúp anh chàng tổ chức giỗ cúng cho cha. Sáng ngày hôm sau thì nàng tiên nói với Địa mặc đồ bằng gấm vóc, rồi ngồi lên kiệu để đến nhà Thiên, mời hắn tới nhà mình để ăn giỗ.
Khác với lần trước, lần này khi Địa đến thì Thiên cho người tiếp đãi tử tế hơn. Tuy nhiên khi nghe Địa nói tới là để mời hắn đến nhà ăn giỗ cúng cha thì hắn liền bĩu môi mà nói rằng:
– Nếu như chú muốn mời ta đến nhà chú chơi thì hãy đem chiếu hoa trải từ đây tới đó, như thế thì ta sẽ đến.
Nghe hắn nói, Địa liền trở về và kể lại toàn bộ cho vợ mình nghe. Sau đó nàng tiên hóa phép để trải chiếu hoa hết đoạn đường dài bắt đầu từ cổng nhà mình cho đến tận dinh nơi Thiên đang ở. Thiên cũng không ngờ được rằng chỉ trong một thời gian ngắn mà Địa đã trở thành người giàu có, vì vậy liền đến xem rõ sự tình. Khi đến nơi quả thực hắn thấy vô cùng lạ lẫm với nhà cửa cũng như đồ đạc trong nhà Địa, hắn biết với cơ ngơi bây giờ thì có rất ít người có thể bì kịp với Địa. Trong khi ăn giỗ thì vợ Địa cũng tự mình ra để mời rượu. Thiên nhìn thấy nàng thì động lòng, bởi vì nàng quả thực quá đẹp, hắn đâm ra lại ghen tỵ khi thấy Địa được hạnh phúc.
Khi rượu say thì hắn nói:
– Này, chú hãy đổi cho tôi vợ chú, cơ nghiệp của chú cho tôi, còn tôi sẽ nhường cho chú chức quan và dinh cơ hiện tại của tôi cho chú.
Địa tất nhiên không bao giờ mong muốn điều đó xảy ra. Nhưng chưa kịp từ chối thì nàng tiên đã nói nhỏ bên tai khuyên Địa đồng ý. Vậy là hai bên cùng lúc làm giấy tờ giao ước. Sau đó thì Địa được người hầu điệu lên võng trở về dinh, Thiên thì say rượu ngủ ly bì một giấc lâu. Sáng hôm sau khi Thiên tỉnh lại, hắn hoàn toàn ngơ ngác khi nhìn thấy mình đang nằm trong một túp lều lụp xụp cạnh bên sông. Hắn không tìm thấy người vợ xinh đẹp và dinh cơ lộng lẫy ngày hôm qua đâu, tất cả đều biến mất hết. Kể từ ngày đó thì hắn đành làm tiếp công việc chống đò của Địa trước đây. Còn Địa bây giờ bỗng lại hóa thông minh và khôn ngoan hơn, sau đó cứ làm quan và hưởng sung sướng đến hết đời.
Nguồn sưu tập
Kết luận:
Người đời hay nói:"Của thiên trả địa. Phàm những gì không phải của mình, do mình tạo dựng, tất nhiên sẽ không thuộc về mình. Giọt nước trên trời cũng vậy, đã rơi xuống đất ắt sự luân hồi của nó cũng không ở một nơi được. Tất cả đều tan biến và chuyển dời theo lẽ tự nhiên. Một cân nói ngắn ngũi nhưng hàm ý rất sâu, dân gian đã khéo léo mượn cách ví von để nói bóng nói gió về cái ngữ nghĩa không có gì tồn tại vĩnh cữu. Cái hay ở chổ câu chuyện đã khéo léo gán danh phận tên tuổi trong cốt truyện, để rồi dẫn dắt nội dung về một kết cuộc, ngụ ý dạy người đời gìn giữ những thứ quý báu nhất trong cuộc sống. Chỉ có tình bạn và nghĩa tình mới là thứ phúc báu, vẫn còn tồn tại mãi mãi mà thôi.

Share:

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Thuật xử thế đầy trí tuệ của cổ nhân, biến những việc khó khăn thành đơn giản

Những bậc hiền tài xưa, trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đều có thể vận dụng trí tuệ một cách linh hoạt, khiến cho những việc tưởng chừng bế tắc biến thành thuận lợi.


xử thế, cổ nhân, Bài học,
Người xưa giải quyết vấn đều đều có thể vận dung trí tuệ linh hoạt. (Ảnh: 360doc)
1. Đối nhân xử thế dùng “Thành” làm gốc
Một lần, Khổng Tử cùng với mấy người đệ tử của ông đàm luận về cách đối nhân xử thế.
Tử Lộ nói: “Người khác dùng thiện ý để đối đãi với ta, ta sẽ dùng thiện ý để đối đãi với hắn. Người khác dùng không thiện ý đối đãi với ta, ta cũng dùng không thiện ý để đối đãi với hắn”.
Khổng Tử nghe xong, bình luận: “Đây là cách làm của những kẻ man rợ thấp kém không có đạo đức lễ nghĩa”.
Tử Cống nói: “Người khác dùng thiện ý để đối đãi với ta, ta cũng dùng thiện ý đối đãi với hắn. Người khác dùng không thiện ý đối đãi với ta, ta sẽ chỉ dẫn hắn hướng thiện”.
Khổng Tử bình luận: “Đây là cách làm giữa những người bạn”.
Nhan Tử nói: “Người khác dùng thiện ý để đối đãi với ta, ta cũng dùng thiện ý đối đãi với hắn. Người khác dùng không thiện ý đối đãi với ta, ta dùng thiện ý đối đãi với hắn và chỉ dẫn hắn hướng thiện”.
Không Tử nghe xong lại bình luận: “Đây là cách làm nên có giữa những người thân. Nếu như có thể đem cách này mở rộng ra, dùng thành tâm đối đãi với người trong thiên hạ thì mới thực sự là thiện chí giúp người”.
2. Tư duy suy nghĩ trái chiều
Tôn Tẫn là một nhà binh pháp nổi tiếng thời Chiến Quốc, câu chuyện kể lại khi ông tới Ngụy quốc cầu danh. Ngụy Huệ Vương lòng dạ hẹp hòi, đố kỵ người tài hoa, cố ý làm khó và nói với ông: “Nghe nói ngươi rất có tài năng, nếu nhà ngươi có thể làm ta đang ngồi trên này đi xuống dưới đó thì ta sẽ bổ nhiệm ngươi làm tướng quân”.
Ngụy vương vừa nói vừa thầm cười nhạo Tôn Tẫn: “Ta sẽ không đứng lên để xem nhà ngươi làm thế nào?
Tôn Tẫn nghĩ: “Ngụy vương ỷ lại việc mình đang ngồi trên ngai vàng, nếu ta dùng hành động cưỡng ép ông ấy xuống đây, sẽ vì mang tiếng đắc tội với hoàng đế mà chịu tội chết. Làm thế nào được nhỉ? Chỉ có cách dùng lối tư duy nghịch hướng, để ông ta tự động xuống đây“.
xử thế, cổ nhân, Bài học,
Tôn Tẫn từ nhỏ theo học binh pháp với Quỷ Cốc Tử, đã tỏ ra có tài năng hơn người. (Ảnh: Epoch Times)
Tôn Tẫn bèn nói với nhà vua: “Thưa đại vương, tôi thật sự không có cách nào có thể làm ngài đang ngồi trên ngai vàng đi xuống đây nhưng tôi có cách để làm ngài đang từ đây lên ngồi trên ngai vàng”.
Ngụy vương nghĩ thầm: “Thế thì cũng có gì khác nhau chứ, ta cứ không ngồi lên ngai vàng để xem nhà ngươi làm thế nào?”. Nói xong vua hớn hở đi từ trên ngai vàng xuống chỗ Tôn Tẫn.
Tôn Tẫn liền nói: “Bây giờ thật sự tôi không có cách làm đức vua trở về ngai vàng, nhưng tôi đã làm cho ngài từ trên ngai vàng đi xuống dưới này rồi”. Lúc này Ngụy vương mới biết mình đã mắc mưu, chỉ còn cách phong cho ông làm tướng quân.
3. Chiến lược vòng vèo
Có rất nhiều người khi xử lý sự việc hay nói thẳng thừng mọi điều, kết quả khiến việc không thành mà trái lại còn thường làm hỏng việc. Người khôn ngoan sẽ vận dụng tài trí khéo léo để làm mọi việc hanh thông, như câu chuyện dưới đây.
Vua Tề Cảnh Công thời Xuân Thu là người rất thích nuôi chim, ông để đại thần của mình là Trúc Công giúp ông trông coi con chim quý hết mực yêu mến. Nhưng vì không cẩn thận, Trúc Công để con chim bay mất. Tề Cảnh Công vô cùng tiếc nuối, tức giận muốn giết Trúc Công.
Một vị tướng của nước Tề là Yến Tử sau khi biết được sự việc đã nói với Tề Cảnh Công: “Dạ được, xử hắn chết để tạ tội với hoàng thượng, nhưng trước khi giết chết Trúc Công, thần muốn luận tội của ông ta trước mặt hoàng thượng, để ông ta chết cũng nhắm được mắt”.
Nói lời, Yến Tử cho người trói Trúc Công, rồi lớn tiếng luận tội, tổng cộng có ba tội: “Thứ nhất, con chim mà vua yêu thích đã bị Trúc Công sơ ý làm bay đi mất; Tội thứ hai, chỉ vì con chim bay mất mà khiến vua phạm tội giết người; Tội thứ ba, Trúc Công chết rồi cũng chẳng sao, nhưng việc vua vì một con chim mà giết người bị truyền ra ngoài, thì quốc vương các nước chư hầu và toàn dân sẽ cười nhạo nói Tề Vương coi trọng một con chim hơn tính mạng một con người, như vậy chẳng phải làm bại hoại danh tiếng của vua rồi sao?”.
Tề Cảnh Công nghe xong chợt bừng tỉnh, liền cười nói: “Ta hiểu rồi, hãy nhanh chóng thả Trúc Công ra”.
Đây chính là sự thông minh sử dụng chiến lược vòng vèo của Yến Tử, nhờ đó mà khiến Tề Vương tự nhận ra cái sai của mình, lại cứu mạng được một đại thần , binh pháp Tôn Tử gọi đây là biến cong thành thẳng.
4. Bình tĩnh mỗi lần đối diện với việc lớn
xử thế, cổ nhân, Bài học,
Gia Cát Lượng lấy tĩnh chế động, là bậc kỳ tài xử thế trong lịch sử.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có ghi chép sau khi Lưu Bị chết, nước Ngụy và nước Ngô liên kết với các dân tộc thiểu số mang ngũ lộ đại quân tiến đánh nước Thục. Khi ngũ lộ đại quân đánh tới nơi, Lưu A Đẩu bị dọa sợ tới gần chết chứ đừng nói tới việc dẫn đầu đại quân đi chống lại.
Nhưng Gia Cát Lượng thì ngược lại, tự giam mình trong phòng ba ngày không tiếp khách, tĩnh tâm suy nghĩ đối sách, kết quả ngũ lộ đại quân bị sự ung dung của ông hóa giải. Đây chính là câu chuyện Gia Cát Lượng “An cư bình ngũ giải” nổi tiếng.
Tôn Tẫn và Gia Cát Lượng đều là những nhà đại chính trị “nội thánh ngoại vương” (bên trong là tài đức của một bậc thánh hiền, bên ngoài là từ bi lương thiện của một bậc đế vương) hiếm có trong lịch sử, đều là những người đạt được thật sự tĩnh chỉ trong suy nghĩ.
Trong Giới Tử Thư, Gia Cát Lượng đã tổng kết một cách thấu đáo cái gọi là “Phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn”, ý rằng không đạm bạc thì không thể sáng cái chí, không yên lặng thì không thể nghĩ được xa.
Nguồn TinhHoa.net

Share:

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Nàng Công Chúa Họm Hỉnh



Thuở xưa có một nàng Công Chúa đẹp tuyệt trần nhưng cũng rất kiêu căng và ngạo mạn. Dưới mắt nàng không có người đàn ông nào xứng đáng để nàng chọn làm chồng. Lần lượt từ người nầy đến người khác đều bị nàng đuổi ra khỏi cuộc thi sau khi bị nàng nhạo báng đủ điều. 

    Một ngày kia, Hoàng Đế cố gắng tổ chức một cuộc tuyển phò mã nữa cho con gái. Ngài mời tất cả những người có ý muốn làm chồng của Công Chúa đến tham dự. Họ được xếp hàng theo chức tước: trước tiên là những Vua của các nước lân bang, tiếp theo là các Hoàng Tử, các Công Tước, Bá Tước, Hiệp Sĩ và sau cùng là các thanh niên thường dân. Công Chúa được đưa đến trước mặt từng người để lựa chọn nhưng với mỗi người nàng đều tìm thấy ở họ một khuyết điểm. Người nầy thì nàng thấy rằng quá mập, nàng gọi chàng ta là Thùng Rượu Nho. Người kia thì quá cao "cao mà ốm nhom trông giống như Trái Dưa Chuột Ngâm Dấm. Người thứ ba lại quá lùn "lùn mà tròn quay giống y Trái Dưa Hấu" ! Người thứ tư thì "sao mà trắng xanh như Thần Chết"! Chưa hết, còn người nữa thì nàng cho là quá đỏ, "đúng là một Chú Gà Trống!". Người thứ sáu thì ôi thôi, càng tệ hơn nữa, lưng hơi còng, nàng ví chàng ta như "một khúc gỗ thông bị sấy khô trong lò sưởi". 

    Nói tóm lại, tất cả mọi người đều bị nàng phỉ báng về khuyết tật của họ, nhưng người khiến nàng đặc biệt thích thú đem ra làm trò hề là vị Vua nổi tiếng rất tốt của môt nước lân cận. Ngài có một cái cằm nhọn đưa ra đằng trước một tí. Khi nhìn thấy vị Vua nầy ở ngay hàng đầu tiên, Công Chúa đã cười rũ rượi: 

    - Ô hô, sao trên đời nầy có một cái cằm buồn cười như vậy. Trông nó như cái mỏ con chim hoạ mi ! 
    Và từ đó nàng gọi vị Vua ấy là Ông-Vua-Mỏ-Chim. 
    Thấy con gái quá khinh người, không kể gì đến những lời thán oán của các nạn nhân, Vua Cha bắt đầu nổi trận lôi đình và nguyền rằng nàng phải ưng thuận làm vợ của người hành khất đầu tiên đến xin ăn tại hoàng cụng 
    Vài ngày sau, một chàng hát dạo đến hát dưới các khung cửa sổ của lâu đài để xin bố thí. Vừa nghe chàng hát, nhà Vua ra lệnh cho hầu cận đưa chàng vào cung bệ kiến. Chàng bước vào, áo quần tơi tả, rách rưới. Chàng cất tiếng hát cho Vua và Công Chúa nghe. Khi âm thanh cuối cùng vừa chấm dứt, nhà Vua phán: 
    - Bài hát của nhà ngươi rất đẹp lòng ta. Vậy ta sẽ thưởng ngươi bằng cách cho phép ngươi cưới con gái cưng của ta làm vợ. 
    Công Chúa giận dữ phản đối, nhà Vua tiếp lời: 
    - Ta đã có lời thề sẽ trao con cho người hành khất đầu tiên đến đây và bây giờ ta phải thực hiện lời thề. 
    Thế rồi, mặc cho Công Chúa la hét, khóc lóc, nhà Vua ra lệnh tổ chức đám cưới ngay. Sau khi lễ cưới hoàn tất, nhà Vua nói với con gái: 
    - Bây giờ con đã trở thành vợ một tên ăn xin, con không có quyền ở lại trong hoàng cung nữa. Vậy con phải rời khỏi nơi đây đi theo chồng của con và cùng sinh sống với nó. 
    Chàng hát dạo nắm tay Công Chúa lôi đi. Nàng bắt buộc phải bước theo hắn. 
    Công Chúa lẻo đẻo theo chồng đi bộ khá lâu thì đến một khu rừng rậm rạp những cây gỗ quí. Nàng hỏi chồng: 
    - Khu rừng nầy là của ai vậy? 
    - Của Ông-Vua-Mỏ-Chim. Nếu trước đây nàng ưng thuận lấy Ngài thì nó đã thuộc về nàng rồi ! 
    - Ta thật là ngu xuẩn đã không bằng lòng làm vợ Vua Mỏ Chim ! 
    Sau đó họ đi ngang qua một cánh đồng lúa bao la, Công Chúa lại hỏi: 
    - Ai là chủ nhân của cánh đồng cò bay thẳng cánh phì nhiêu nầy vậy? 
    - Đó là Ông-Vua-Mỏ-Chim. Nếu Ngài là chồng của nàng thì nó đã thuộc về nàng rồi ! 
    - Ta thật là ngu xuẩn đã không bằng lòng làm vợ Vua Mỏ Chim ! 
    Hai vợ chồng tiếp tục đi như thế cho đến khi họ bước vào một thành phố nguy nga tráng lệ. Công Chúa lại đặt câu hỏi "ai là chủ nhân?" và lại được chồng trả lời y như 2 lần trước:"Chủ nhân là Vua-Mỏ-Chim", rồi Công Chúa cũng lại rên rỉ như hai lần đó. Khi nghe vợ than thở, chàng hát dạo nổi giận: 
    - Ta đã chán nghe những lời tiếc nuối của nàng đối với một kẻ khác. Có phải nàng cho rằng ta đây không xứng đáng với nàng? 
    Cuối cùng họ đã đến trước một cái chòi nhỏ. Công Chúa la lên: 
    - Trời ơi, đây mà gọi là nhà ư? Cái nầy làm ra cho ai ở đây? 
    Chàng hành khất thản nhiên trả lời: 
    - Đây là nơi vợ chồng chúng ta sẽ cùng nhau sinh sống. 
    Công Chúa phải cúi khom người xuống để bước vào chòi vì cửa quá thấp. Công Chúa nhìn quanh hỏi: 
    - Những người hầu cận đâu cả rồi? 
    - Hầu cận? - Chàng hát dạo phá ra cười - chính nàng phải tự làm tất cả mọi việc mà nàng cần. Nhanh lên, đi nhóm lửa nấu nước rồi nấu cơm. Ta mệt quá rồi! 
    Nhưng Công Chúa đâu biết nhóm lửa là gì, làm bếp là gì nên chồng nàng phải tự làm hết. Sau khi ăn xong bữa cơm nghèo nàn, hai vợ chồng đi ngủ nhưng Công Chúa bị chồng bắt buộc hôm sau phải thức dậy từ tờ mờ sáng tinh sương để dọn dẹp "nhà cửa". 
    Cuộc sống của hai vợ chồng trôi qua như thế được vài ngày thì họ không còn gì để ăn nữa. Chàng hành khất nói với vợ: 
    - Này, chúng ta không thể tiếp tục ngồi ăn mà không làm việc như thế nầy nữa. Chúng ta sẽ làm rổ đem đi bán. 
    Rồi chàng đi ra rừng chặt mây về cho vợ. Công Chúa bắt đầu tập đan rổ, đôi bàn tay mỏng manh của nàng bị những cọng mây cứng ngắt gây thương tích khắp nơi. 
    Thấy vậy người chồng bèn nói: 
    - Xem chừng như nàng không thích hợp làm việc nầy. Ta nghĩ rằng nàng có thể làm nghề dệt vải. 
    Công Chúa ngồi vào khung cửi và dệt thử. Nhưng sợi chỉ cũng quá sắc làm những ngón tay mềm mại của nàng bị cứa đứt, máu rỉ rả tuôn ra. 
    Người chồng giận dữ nói: 
    - Nàng quả là vô dụng, không làm gì ra trò cả! Thôi được, ta sẽ thử làm nghề đồ gốm: bình đất, chậu đất, chén đất v.v.. Sau khi ta làm xong, nàng mang chúng nó ra chợ ngồi bán. 
    Trước quyết định của chồng, Công Chúa thầm than: 
    - Trời ơi, nếu các cận thần của cha ta đến chợ nầy và thấy ta đang ngồi bán hàng giữa chợ, chắc chắn họ sẽ nhạo báng ta. 
    Nhưng có than thở cũng vô ích thôi. Công Chúa phải làm theo lời chồng nếu nàng không muốn chết đói. 
    Mọi việc rất tốt đẹp ở lần đầu nàng ra bán hàng ở chợ. Mọi người chen nhau mua hàng của nàng vì nàng đẹp. Họ không mặc cả gì, sẵn sàng trả tiền theo giá nàng đưa ra. Thậm chí có người trả tiền rồi mà không lấy hàng. 
    Hai vợ chồng sống với số tiền đó cho đến khi cạn và người chồng tiếp tục làm những món hàng mới để vợ đem bán lần nữa. Công Chúa trở ra bày hàng ngay ở góc chợ. Thình lình một anh chàng say phi ngựa như bay đến chỗ nàng ngồi bán, dẫm vào những bình, chậu, chén, muỗng đất của nàng...Tất cả đều vỡ nát thành từng mảnh vụn. 
    Nàng Công Chúa khốn khổ bật khóc trước tình cảnh ấy. Công Chúa vô cùng sợ hãi vì không biết những bất hạnh nào sẽ xảy đến cho nàng nữa khi chồng nàng biết chuyện nầy. Nàng chạy về căn chòi kể cho chồng nghe chuyện không may ấy. 
    Chồng nàng kêu trời và nói: 
    - Có người nào ngu ngốc đến độ bày đồ gốm ngay góc chợ như nàng không hở? Thôi, ngưng khóc lóc đi ! Ta biết nàng không tháo vát nên ta đã vào xin với quan ngự trù của Vua Mỏ Chim cho nàng vào làm đầy tớ giúp việc ở nhà bếp của hoàng cung. Ông ấy đã nhận lời. Như vậy, ít nhất thì nàng cũng có cơm ăn ngày hai bữa rồi. 
    Thế là Nàng Công Chúa trở thành con sen trong nhà bếp, phải làm tất cả những công việc nặng nhọc nhất. Mỗi buổi tối, sau khi xong việc, nàng dồn đầy những thức ăn thừa vào hai cái bình mang về chòi. Nhờ những thức ăn đó, hai vợ chồng nàng được nuôi sống qua ngày. 
    Một thời gian sau, trong hoàng cung rộn rịp với lễ cưới của thái tử, con Vua Mỏ Chim. Nàng Công Chúa cơ cực của chúng ta nép sau cánh cửa ghé mắt nhìn vào cung điện dành cho buổi lễ trọng thể ấy. Trước cảnh huy hoàng tráng lệ đó, lòng nàng nặng trĩu, hối hận đã quá kiêu căng hợm hỉnh khiến cho số phận của nàng thay đổi từ một vị Công Chúa đầy uy quyền trở thành một người đầy tớ nghèo nàn. Những quan hầu cận của hoàng cung qua lại trước mặt nàng với những khay thức ăn thơm phức, thỉnh thoảng họ quăng cho nàng một vài miếng còn thừa và nàng lại cất trong 2 cái bình dấu trong 2 chiếc túi được thắt bên mình để mang về chòi như thường lệ. 
    Thình lình Thái Tử - với bộ lễ phục bằng nhung gấm giát đầy vàng ngọc- bước vào nơi nàng đứng. Bất chợt bắt gặp người thiếu nữ xinh đẹp núp sau cánh cửa, Thái Tử nắm lấy tay nàng dìu nàng vào phòng nhảy. Công Chúa chống cự dữ dội vì nàng vừa nhận ra Thái Tử là Ông-Vua-Mỏ-Chim mà nàng đã phỉ báng và chối bỏ. Sự chống cự của nàng quá vô ích, Thái Tử đã kéo nàng ra giữa phòng. Bỗng sợi giây đai buộc hai chiếc túi bị đứt ra và hai cái bình chứa đầy thức ăn lăn long lóc trên sàn: nước xúp và những mẩu thịt, mẩu bánh văng tung toé khắp nơi trước mắt những tân khách. Thế là họ được một trận cười thoả thích và có người đã buông ra lời chế nhạo nàng. Công Chúa thật quá xấu hổ muốn độn thổ biến mất ngay lập tức. Nàng nhảy một bước về phía cửa phòng để chạy trốn, nhưng nàng suýt rơi xuống chân thang lầu nếu không có một bàn tay giữ nàng lại. 
    Khi Công Chúa ngước nhìn người ấy thì hởi ôi, nàng lại bắt gặp khuôn mặt của Ông-Vua-Mỏ-Chim. Bằng một giọng dịu dàng, dễ mến, Ngài nói: 
    - Đừng sợ! Chàng hát dạo hành khất mang nàng về căn chòi của hắn chính là ta. Ta làm điều đó chỉ vì ta rất yêu qúi nàng và ta đã hoá trang để có thể cưới được nàng. Tên kỵ sĩ say làm nát tan hết mấy món đồ bằng đất của nàng ở chợ cũng chính là ta. Tất cả mọi việc xảy ra là để đánh gục sự kiêu căng của nàng và để trừng phạt sự phỉ báng mà nàng đã đối với mọi người cũng như đối với ta. 
    Nàng Công Chúa khóc mùi mẫn, bệu bạo nói: 
    - Lối xử thế của tôi quá tệ hại, tôi không xứng đáng làm vợ của Ngài. 
    Vua-Mỏ-Chim an ủi Công Chúa: 
    - Những ngày u tối đau buồn đã qua. Hôm nay là ngày trọng đại của chúng ta: ta sẽ chính thức cưới nàng làm vợ. 
    Rồi nhà vua ra lệnh các cung nữ trang điểm cho Công Chúa. Sau đó người ta thấy vị Hoàng Đế, cha của Công Chúa, bước vào với đoàn tùy tùng và cận thần. Mọi người cùng nhau chúc tụng Công Chúa trăm năm hạnh phúc với Ông-Vua-Mỏ-Chim.

Nguồn VietFun.com

Share:

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Truyền Thuyết Về Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ

Bồ Đề Đạt Ma - Truyền nhân thứ 28 của nhà Phật - Sư tổ Thiền tông Trung Quốc

Bồ Đề Đạt Ma là đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La, Tổ thứ 27 của nhà Phật đồng thời Đạt Ma còn là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc. Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma

1. CHUYẾN DU HÀNH HUYỀN THOẠI TRÊN ĐẤT ĐÔNG THỔ 

Truyền thuyết kể rằng, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc, nhưng Bồ Đề Đạt Ma lại có gốc gác xuất thân từ tận bên Thiên Trúc. 
Bát Nhã Đa La, vị tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí và gặp Bồ Đề Đạt Ma, thoạt nhìn vị vương tử này có rất nhiều nét đặc biệt, Bát Nhã Đa La mới bảo Đạt Ma cùng hai anh của mình bàn luận về chữ Tâm. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy.
truyen-thuyet-to-bo-de-dat-ma
Chân dung Bồ Đề Đạt Ma
Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc. Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ Đề Đạt Ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.
Sau khi Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt Ma nhớ lời thầy dặn, phải xuất dương truyền pháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên khi tuổi đã cao mới xuống thuyền ra khơi đến đất Đông Thổ. Đó là vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đời Vũ Đế nhà Lương. Vũ Đế vốn nổi tiếng là một người sùng Phật, xây biết bao nhiêu là chùa chiền cho nhà Phật, ngay khi nghe tin có vị đại sư từ Thiên Trúc tới Đông thổ truyền giáo, Vũ Đế liền mời đến kinh đô nước Lương là Kiến Nghiệp để gặp mặt và bàn chuyện Phật Pháp. Đạt Ma nhận lời mời và đến gặp Vũ Đế.

2. CUỘC GẶP VỚI LƯƠNG VŨ ĐẾ

Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.
Chân dung Bồ Đề Đạt Ma
Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?" 
Đạt Ma đáp: "Không có công đức." 
- "Tại sao không công đức." 
- "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật." 
- "Vậy công đức chân thật là gì?" 
Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được." 
Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?" 
- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh." 
- "Ai đang đối diện với trẫm đây?" 
- "Tôi không biết." 
Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội.
Lương Vũ Ðế sai người tiễn khách. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.

Đạt Ma ra đi trên ngọn lau
Tương truyền, sau khi ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ra đi, Lương Vũ Ðế gặp hòa thượng Chí Công, bèn kể lại câu chuyện. Hòa thượng Chí Công hỏi:
- Bây giờ bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?
Vũ Ðế đáp:
- Không biết.
Hòa thượng nói:
- Ðó là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật.
Vũ Ðế hối tiếc, sai sứ đi thỉnh, nhưng ngài Bồ Ðề Ðạt Ma không quay trở lại. Sau này hồi tưởng chuyện cũ, Lương Võ Ðế tự soạn văn bia như sau:
Hỡi ôi!
Thấy như chẳng thấy
Gặp như chẳng gặp
Ðối mặt như chẳng đối mặt
Xưa đâu nay đâu
Oán bấy hận bấy . .
Tại sao mà đến nỗi vua Lương Võ Ðế mang hận như vậy?
Ðó là vì nhà vua không phân biệt được giữa phước đức hữu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử.Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như thế là đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng.
Về phần ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa. Ngài dạy người tu để giác ngộ thành Phật. Cho nên Lương Vũ Đế không hiểu được ngài.
Qua lần nói chuyện đó, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế không giống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình, nên quyết định cáo từ. Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ ném xuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đến thành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy. Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền tông. Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma.
Quán tích Bà La Môn - Đạt Ma
Chuyện kể rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách đá thực hành thiền định, suốt 9 năm liền không nói gì. Những người thời bấy giờ không hiểu gì, chỉ thấy lạ nên gọi ông là “Quán bích Bà la môn”, nghĩa là ông sư Bà la môn nhìn tường. Trong thời gian ấy, có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang, học rộng biết nhiều, nghe chuyện của Đạt Ma nên đến xin bái kiến. Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì. Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”. Giữa đêm tháng chạp, tuyết bay mù mịt, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối.
Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?” Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”. Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, sợ không thể kiên nhẫn học đạo, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt Đạt Ma, bày tỏ quyết tâm của minh. Lúc bấy giờ, Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả. Huệ Khả sau này chính là vị tổ thứ hai của dòng Thiền tông ở Trung Quốc.
Sau 9 năm lưu lại Trung Quốc truyền giáo, Đạt Ma có ý muốn quay về Ấn Độ nên cho gọi các đệ tử của mình đến nói: “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình”. Các đệ tử mỗi người lần lượt đều tiến lên phía trước nói những điều mà mình học được, chỉ riêng Huệ Khả là đứng yên không nói gì. Đạt Ma mỉm cười nói với Huệ Khả: “Ngươi đã có được phần tủy của ta rồi”.
Nói xong Đạt Ma quyết định truyền tâm ấn cùng cuốn kinh Lăng già cho Huệ Khả rồi nói: “Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”. Đến năm Thiên Bình thứ ba nhà Đông Ngụy, tức năm 536, Đạt Ma viên tịch ở Lạc Tân. Các đệ tử chôn cất ông ở chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

3. CÁI CHẾT BÍ HIỂM CỦA VỊ ĐẠI SƯ THIÊN TRÚC

Sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây. Về cái chết của Bồ Đề Đạt Ma đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khiến nhiều người tranh cãi hơn cả chính là câu chuyện Đạt Ma bị đầu độc mà chết.
Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Đạt Ma nên tìm mọi cách hãm hại. Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn, từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều tiêu tan hết, Đạt Ma bình an vô sự. Lưu Chi nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết, nhưng lần nào cũng không hề hấn gì. Lưu Chi có ý sợ, nhưng càng nuôi dã tâm hại Đạt Ma bằng được.
Khi chọn được Huệ Khả làm người kế thừa tâm ấn, nghĩ rằng, công việc của mình tại Đông Thổ đã toại nguyện nên Đạt Ma quyết định không tự cứu mình nữa. Đó là lần thứ 7, Lưu Chi sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma. Đạt Ma vẫn ăn cơm như bình thường, nhưng lần này không có con rắn nào được nôn ra, Đạt Ma cứ ngồi như vậy an nhiên tịch diệt. Sau khi Đạt Ma viên tịch, các đệ tử mới cho thi thể sư vào trong một quan tài bằng gỗ, an táng tại chùa Định Lâm.
Câu chuyện viên tịch của Đạt Ma chưa dừng lại ở đó. Sử sách còn chép lại rằng, ba năm sau ngày Đạt Ma viên tịch, một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ Tây Vực khi qua ngọn Thông Lĩnh thì gặp một vị sư tay cầm chiếc giày đang đi như bay về hướng Tây. Tống Vân biết đó là sư Đạt Ma, từ Thiên Trúc đến Đông Thổ truyền pháp, mới chặn lại hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.
Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc giày đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc giày này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi hấp tấp trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.
Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dày cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

4. Ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma Trong Phong Thủy

Trong Kinh Doanh Tượng Gỗ Phong Thủy. Pho Tượng được thuê làm nhiều nhất bày nhiều nhất Bán chạy nhất Người Ta phải nghĩ đến Tượng Đat Ma tổ Sư ....
Về Tâm Linh hai pho Tượng đươc dùng trấn trạch tốt nhất là Quan Công Và Đạt Ma xét về bình diện địa lý Quan công bắt nguồn từ Tác phẩm Tam Quốc . mà nói tới tam quốc ai cũng biết là tác phẩm Văn học Kinh điển của Trung Quốc về mặt địa lý chỉ thu hẹp trong một Quốc gia ...
Còn Đat ma Ngài là Tổ thứ 28 của Phật Giáo người khai sinh ra môn phái Thiếu Lâm tự, mà phật Giáo khi có hàng triệu phật tử khắp thế giới .....
Phần nữa do xuất thân từ Ấn Độ nên khuôn Mặt đạt Ma với bộ râu xồm luôn toát ra từ đó vẻ siêu thoát oai phong kèm theo chiếc Áo choàng bàn Chân đi đất mang theo chút Hoang dã . Cũng bởi vậy không chỉ ở Châu Á mà với Châu Âu Cụ cũng rất được mọi Người trưng bày mặc dù với Họ khi mua không mang ý nghĩa tôn giáo chỉ thuần chất là nghệ thuật ....

Bạn có thể xem thêm bài đăng : Người tu luyện thời xưa dùng thần thông để vượt sông như thế nào.- do Khanhnguyen' s blog sưu tập

Share:

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Truyền thuyết bảy hồ ba thác ở Măng Đen

Vùng đất bảy hồ ba thác hữu tình
Trong truyền thuyết “Bảy hồ và ba thác”, ngày xưa Măng Đen là vùng bằng phẳng, đẹp lạ lùng với rừng thiêng xanh mênh mông trải dài như dải lụa. Dù đẹp vậy nhưng Măng Đen lại không có người và loài vật sinh sống. Một hôm, Yang Plinh (tương tự như Ngọc Hoàng thượng đế) từ trên trời nhìn xuống Măng Đen cảm thấy buồn bã, bèn gọi 7 người con trai đến, gồm: Gu Kăng Đam, Gu Kăng Lung, Gu Kăng Rpong, Gu Kăng Zơ Ri, Gu Kăng Ziu, Gu Kăng Săng và em út là Gu Kăng Pô. Yang Plinh phán: Các con hãy xuống Măng Đen lập làng. Mỗi người được phong thần cai quản một vùng đất, gọi là Huynh.
Xuống lập làng, 7 người con của Yang Plinh lấy vợ, nhưng các bà vợ phải biến thành loài vật. Vợ của Gu Kăng Đam, Gu Kăng Rpong biến thành heo thần gọi là Chu Huynh, vợ của Gu Kăng Zơ Ri, Gu Kăng Ziu, Gu Kăng Săng biến thành nai thần gọi là Zoi Huynh, vợ của Gu Kăng Lung biến thành cá thần gọi là Ca Huynh và vợ của Gu Kăng Pô biến thành thằn lằn thần gọi là Pô Huynh. Các bà vợ có trách nhiệm cai quản những con vật cùng loài với mình. “Các ngươi suốt đời không được ăn thịt các loài do vợ mình biến thành. Nếu phạm lỗi thì sẽ bị trừng phạt”, Yang Plinh căn dặn các con.
Bạn có thể tham khảo thêm bài: 
Nhờ đất đai màu mỡ, thời tiết thuận hòa, các vị thần lại dạy cho con cháu dựng nhà, làm rẫy, săn thú, dệt vải, đan lát, hát ca, đánh cồng chiêng…, 7 làng của 7 anh em ở Măng Đen ngày càng sung túc. Mỗi năm, những người con của Yang Plinh về báo cáo với cha mình về công cuộc chăn dắt loài người ở Măng Đen. Sau này, cuộc sống ở trần gian say mê hấp dẫn, người làng ngày càng đông đúc nên các thần phải thường xuyên đi đây đó chăn dắt giúp đỡ dân và họ không về trời nữa.
Thác Pasy ở Măng Đen
Tuy vậy, mỗi năm khi lúa đã về đầy kho, heo gà đầy sân, thịt thú rừng cũng như cá ở suối được sấy khô gác đầy trên chạn bếp, con trâu, con bò, con dê thả trong rừng béo mập là lúc 7 vị thần dạy dân làm lễ ăn trâu cúng Yeeng (gọi là ăn trâu mừng năm mới). Những lần cúng Yeeng, người dân mặc đồ đẹp nhất, uống rượu và ăn những món ngon nhất, ca hát nhảy múa từ đêm này sang đêm khác. Trong những lần cúng Yeeng, nhất thiết phải có cây nêu vẽ hình trang trí thể hiện cuộc sống xung quanh họ, hình núi non, sông nước và trên cùng là hình mặt trời. Thông qua cây nêu (tượng trưng cho đường lên trời) các Huynh báo cáo với Yang Plinh về cuộc sống ở trần gian.
Trong các lễ hội này, các vị thần cũng vui chơi nhảy múa, ăn uống với dân làng. Thế rồi có một lần, do vui chơi, ăn uống cả tuần, những người con Yang Plinh quên mất lời cha dặn, ăn cả thịt cùng loài với vợ mình biến ra, chỉ có người em út là Gu Kăng Pô ở làng Huynh Pô là còn nhớ lời cha không ăn thằn lằn. Từ trên trời nhìn xuống, Yang Plinh nổi giận, dùng lửa trừng trị 6 đứa con trai lớn. Giữa lễ hội đông vui, giông tố nổi lên đùng đùng, 6 cột lửa trên trời đánh xuống 6 làng của 6 người anh, lửa phụt lên mù mịt, đất đá biến thành nước chảy tràn khắp vùng, nhà cửa tài sản, con người cũng như các Huynh đều bị nhấn chìm trong biển lửa.
Người em út làng Huynh Pô, dù không ăn thằn lằn nhưng biết mà không nhắc nhở các anh mình cũng bị trừng trị bằng một cột lửa. Nhưng Yang Plinh cho lựa chọn một là dân làng phải chết hoặc Gu Kăng Pô phải chết. Vì quá thương xót dân làng nên Gu Kăng Pô tự nhận cái chết về mình và xin mang theo một đứa nhỏ để hầu hạ. Các cột lửa từ từ tắt sau khi đã nuốt vào lòng đất toàn bộ con người và tài sản của 6 làng và 6 miệng cột lửa đó biến thành 6 cái hồ lớn. Dân làng Huynh Pô sống sót chuyển đi nơi khác và tại miệng hố lửa làng này cũng biến thành một hồ nhỏ. Trong khi Yang PLinh trừng phạt những đứa con trai, có ba cột lửa bắn lên và biến thành ba thác nước ở Măng Đen bây giờ. 
Tư liệu tham khảo:
http://thanhnien.vn/van-hoa/nhung-mien-dat-huyen-su-truyen-thuyet-7-ho-o-mang-den-451792.html
http://toptendulichtaynguyen.com/mang-den-da-lat-cua-kon-tum/
http://dandiphuot.com/huong-dan-phuot-mang-den-da-lat-thu-hai-cua-tay-nguyen-669.html

Share:

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Điển tích lạ - Mộng Đào Nguyên


Đào Nguyên còn gọi là động Bích.
Đây là chỗ tiên ở.
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Đến một quãng, bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa thích thú. Định co người ở gần đấy nên bỏ thuyền, lên bờ. Vượt qua rừng đào, đến một ngọn núi. Dưới chân núi có một cửa hang nhỏ hẹp, vừa chui được một người. Bên trong thấp thoáng có ánh sáng.
Gợi tính tò mò, chàng lách mình vào cửa hang. Lúc đầu, cửa hang còn hẹp, sau rộng dần, rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp liên tiếp nhau; tiếng gà, tiếng chó nghe rõ mồn một; thanh niên thiếu nữ đều say sưa công việc đồng áng. Trên mặt mọi người hiện nét vui tươi chất phác hồn nhiên. Người già, con trẻ đều có vẻ ung dung thanh thản.
Những người ở đây thấy chàng ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi: làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thực. Các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi khách. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường.
Những bực phụ lão lại nói:
- Tổ tiên chúng tôi tránh loạn đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi không còn biết nhà Hán, huống hồ là nhà Ngụy, và nhà Tấn.
Cuối cùng, họ lại dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây.
Người đánh cá ở chơi một hôm rồi xin cáo biệt.
Từ đời nhà Tần (221 trước D.L.) đến nhà Tấn (419 sau Dương lịch) mà họ đến đây tránh nạn kể ra có trên sáu trăm năm. Người đánh cá cho mình may mắn đã được gặp tiên. Nên khi trở về, nhiều người đến thăm hỏi, trước còn tìm cách giấu nhưng cuối cùng chuyện thấu đến quan Thái Thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại.
Có tính hiếu kỳ, viên Thái Thú sai người đi theo chàng ngư phủ tìm lại động Đào Nguyên, nhưng hai người bị lạc đường đành phải trở về.
Trong truyện "Hoa tiên" của Nguyễn Huy Tự có câu: "Nào hay là khách Đào Nguyên đã về".
Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du đoạn thuật lại lời Thúy Kiều nói với Kim Trọng trong khi nhà vắng, nàng lén sang chỗ ở của chàng, có câu: "Xắn tay mở khóa động Đào".
"Động Đào" là động Đào Nguyên, Kiều dùng lối thậm xưng, đề cao chỗ ở của tình nhân như một cõi tiên; và nàng cũng vinh hạnh được vào... cõi tiên ấy.
Trong "Tần cung nữ oán Bái Công văn" của Nguyễn Hữu Chỉnh (?) có câu: "Nếu tuổi xanh chẳng nhuốm bụi hồng, chiếc ngư phủ đã đưa vào động Bích".
"Động Đào", "Đào Nguyên", "động Bích" đều do điển tích trên.
Nguồn vnthuquan.org

Share:


Thống kê Blogspot

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP