Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận đời thường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận đời thường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Tấm ảnh trắng đen - Manh áo cuộc đời


"và trong chính màn mưa, hai mảng đối lập của cuộc sống cũng hiện lên một cách rõ ràng. Người giàu chạy vội để về với chăn ấm, nệm êm với ly cà phê nóng, ấm. Người nghèo cũng chạy, nhưng chạy vì chén cơm, manh áo cuộc đời...." (Theo Website Btrip.vn)

Tôi bất chợt nhớ đến những ngày xa xưa, thuở còn trẻ nhỏ. Dạo lên 12 đến năm 15 tuổi, lúc đó nhà còn nghèo lắm, chỉ có 3 mẹ con. Tôi là anh hai, lớn nhất trong nhà, lớn hơn đứa em đến 9 tuổi còn lẫm đẫm, lẽo đẽo từng bước chân lên xuống mỗi ngày. Mẹ tôi bệnh nhiều lắm, thân hình gầy gò, mỗi ngày không dưới 2 cử sốt. Sau ngày giải phóng, đâu có nhà mà ở đâu, phải ra ngoài trại gia binh thuê nhà ở, lấy đâu ra tiền trả nhà thuê mướn hàng tháng, lấy đâu ra tiền để tiếp tục ăn học, lấy đâu ra tiền để lo cơm nước hàng ngày, lấy đâu ra tiền lo cho mẹ để mẹ an lòng dưỡng bệnh. Nổi lo với một thằng con trai lớn như tôi dạo đó như một gánh nặng khi mỗi ngày đồ đạc, quần áo, giường tủ, chén bát...cứ mãi theo nhau bán đỗ bán tháo.


Tôi phải lật đật lo toan, theo cùng đám bạn từ cái chuyện đi lượm, móc bọc ny long về giặt phơi cân bán lại, đến nhận cói về bện đan thãm, tướt võ ruột xe cũ để tái chế thành võ xe mới...cuối cùng có một nghề ổn định với cái mâm bán bánh cam và bao quãy bánh mì mỗi sáng sớm. Có gì khó đâu, quãy bánh mì từ 5 giờ sáng, đến 7 giờ hơn về làm một mâm bánh tại lò đến trưa về đi học. Những ngày chủ nhật và các tháng hè thì tha hồ suốt ngày bán buôn, mặc mưa gió, mặc luôn cả những ngày hè nóng bức...


Nhìn trên tấm ảnh trắng đen, rõ là hiện thực với những ký xa vời của thời trai trẻ cơ hàn, khổ cực. Một hàng chữ: manh áo cuộc đời quả là xứng giá với những gì đã trãi mà thương cho những mãnh đời nghiệt ngã áo ôm, khố rách.


Chuyện ngẫm người, nhớ ta - Nghĩ qua, nhớ lại...đó là chuyện bình thường, thế nhưng ngữ cảnh hành xử trong cuộc đời lại hiếm khi có chuyện đi ngược về xuôi, mà sanh điều bất ổn. Cũng trong một cốt cách, nhưng cách nhìn, lối nghĩ như một chiều dài thâm thẫm, một bễ cả mênh mang...Cảm xúc ở mỗi một con người vì thế mà có khác, chẳng ai giống ai trong một tổng thể tự nhiên.

Tấm ảnh trắng đen - manh áo cuộc đời như một giá trị chân tả hiện thực: trong trắng có đen, trong đen có trắng, sự đời lăn lộn, trãi trang, hòa quyện. Vô thường cũng trong đó, như một cuộc đời yêu thương, thế gian kết chặt chẳng rời, chẳng lý lẽ nào mà phá bỏ.



Khanhnguyen' s blog

Share:

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Tấm Chân tình mùa nước nổi năm xưa

Vó đặt ngoài sông
Bước vào đầu tháng 9, đã có tất nhiều bài báo trên mạng Online, cả chuyên nghiệp và không chuyên viết về mãng đề tài mùa lũ ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Mùa lũ thường năm đến vào khoảng đầu tháng 9 đến hết tháng 11 âm lịch, chịu sự ảnh hưởng lớn chính từ nguồn Sông Mê Kông từ trên phía biển hồ Cam Pu Chia đỗ về và cả luôn triều cường từ phía biển Đông. Tự 3 năm trở lại đây, thủy văn khí tượng khó bề dự đoán được mực nước lũ tràn về sẽ dâng lên đến đâu ? Vào lúc nào một cách chính xác...từ nhiều nguyên do như: thời tiết El nino, triều cường lũ mặn xâm nhập đồng bằng....khiến cho nét đẹp của mùa lũ năm xưa với bao nhiêu nguồn tài nguyên, thủy hải sản thất thoát..và trở nên như một điều bất bình thường cho cả đồng bằng Nam bộ.
Quê tôi dạo đó, cách nay 17 năm về trước cũng đã từng ăn ở trên những ngày nước lũ mưa nguồn. Thuở đó, cứ mỗi độ tháng 10 là lũ tràn về ngập cả bờ đê, bờ đập. Cứ gần đến tháng 10, nhiều gia đình lo toan đóng vó (hình trên) là một loại lưới được căng trên 4 gọng, túm vào giữa là một cái rọ cá để hứng cá mỗi khi cất vó. Tất nhiên, để đưa chúng ra ngoài sông, trên luồng nước chảy cần phải có cả một dàn cây dùng để trụ và cất càng vó lên xuống. Để cho cá quần tụ vào trong vó lưới, người ta thường phải rãi mồi cho chúng nó ăn. Mồi càng thơm ngon, cá càng ưa thích. Nhiều tay lão luyện chế mồi rất tuyệt như một bão bối gia truyền mà ngay cả khi đứng gần, ta vẫn còn cảm thấy thơm ngon, mùi vị đậm đà tuyệt hão, huống hồ chi là cá.

Cá linh ống mới là nguồn đánh bắt thật sự dồi dào. Cứ mỗi lần thả nhữ mồi và cất vó thì lưới vó trắng cả ra, lăn thăn gom về giữa dưới đáy vó có đến cả vài ký lô. Thân cá linh ống tròn lẵn, béo nút đầy đặn. Vẫy của chúng óng ánh dưới nắng mai ngày mùa trông thích lắm. Nhiều gia đình có thu nhập khá cao và có cả những bữa ăn ngon tuyệt từ những món ăn được chế biến từ chúng như: cá linh ống kho lạt, cá linh ống kho tiêu. lẫu cá linh ống ăn với bông súng, bông điên điển hoặc rau đắng, ngon đến nổi chẳng chê vào đâu được, nhớ hoài theo năm tháng. Càng gần cuối mùa nước, lượng cá đánh bắt được càng ít đi, nhưng cũng không phải là không đủ cho 2 - 3 bữa cơm cho một gia đình 2 -3 miệng ăn. Ngoài cá linh ra, còn có cả cá chép, cá rô, cá he, cá trắm cỏ, cá tra, cá ba sa... trôi dạt về. Những năm đó, quê tôi ăn ở cũng chỉ là một vùng nước nổi, đồng sâu...không được như những vùng ven sông lớn như sông Tiền, sông Hậu. 

Vó cá trên đồng
Đặc sản của chúng còn là món mắm để ăn lâu dài mà chẳng ai không có. Những hộ gia đình có làm vó, lúc nào cũng phải có vài ba hũ muối, dăm ba vại mắm cá trong nhà, để dành ăn trong những mùa tới. Vào nhà mà không có mùi thum thũm, mằn mặn, phãng phất thì dứt khoát sẽ cảm nhận như có cái gì đó thiếu cái ăn cái mặc...đặc biệt là đối với chính mình cũng sẽ không có được những bữa cơm ngon miệng, chân tình với chủ gia.


Thuở dạo đó, nhà tôi - ông anh cũng có một có một cái càng vó. Chuyện đầu tư cho một cây càng chẳng mấy khó vì là cây nhà lá vườn, bạch đàn trồng đầy cả bờ, nhiều cây tới lứa đũ để cất bao nhiêu căn nhà 3 gian, 4 vách đầy đặn. Chỉ bỏ tiền ra đặt mua một bộ lưới cũng chỉ ngoài trăm ngàn trên Thơm Rơm mà thôi. Việc chuẩn bị chẳng mấy khó, chỉ cần thêm  vài ba người tiếp cũng đũ xong một gọng vó. Thế mà đầu vụ chạy lo kiếm tiền để mua cái lưới thật vất vã. Bạn thử nghĩ xem, một giạ lúa lúc đó là bao nhiêu, cũng vào khoảng 20 ngàn đồng/ giạ trong lúc hè thu luôn là mùa vụ lỗ lã, thất bát, chỉ có đến vụ Đông Xuân sau Tết mới là vụ lúa có ăn, có để, có dư có mặc. Chính vì vậy mà việc lo một cây vó để đón cá mùa lũ tràn thật vô cùng hệ trọng, hầu như những nhà chuyện về nghề nầy ai cũng trông mong làm cho đặng được. Thật ra thì chuyện thu hồi đồng vốn cũng chẳng mấy khó, người mua kể cả bạn hàng tới lui thu mua cá đầy ắp hàng ngày đối với những cây vó đặt trúng luồng lạch, thuận mùa xuôi gió. Những mùa như thế năm xưa, cả nhà tôi ăn uống thoãi mái. Rau ghém trên mãnh ruộng nhà thiếu gì, chỉ cần bỏ công ra ruộng một chút cũng có cả thúng rau lang, rau ngỗ, rau đắng hoặc cọng bông súng để ăn. 




Hương lữa trong nhà chính vì thế mà ấm áp, mặn mà trong những ngày lũ lên, một nguồn thu nhập không nhỏ đó các bạn.

Như thế chắc các bạn đã hiểu vì sao mà gia đình tôi, hay nói đúng hơn là cả xóm tôi từ đầu trên đến xóm dưới rất yêu thích cái mùa lũ hàng năm, chẳng những lũ đã trở thành quen thuộc mà nó còn mang đến luôn cả phù sa lẫn bao nguồn thu nhập về tôm cá cho mãnh đất thân thương mà tôi đã từng ăn ở năm xưa. Cứ mỗi mùa lũ tràn về là tôi buộc lòng phải nhớ đến, thật không thể nào quên được


Người viết: Nguyễn Đạt Khánh

Khanhnguyen' s blog

Share:


Thống kê Blogspot

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP