Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Hướng Dẫn Thiết Kế Template Blogger

Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn về việc lập dự án thiết kế template từ A tới X nên hôm nay mình quyết định bắt tay vào việc thực hiện dự án này luôn. Bài viết này mình chỉ hướng dẫn cho các blogger viết blog trên nền blogspot của google thôi nha. Và tất nhiên là sẽ thiết kế mới 100% template.





Một số điều cần lưu ý: (không đọc sau này có gì đừng hối hận)
» TUYỆT ĐỐI ĐỪNG THIẾT KẾ NGAY TRÊN TRANG BLOG CHÍNH. Bạn nên tạo một trang blog khác chỉ để phục vụ cho việc thiết kế. Sau khi thiết kế hoàn thành hãy đem cái template mới đó về áp dụng cho blog chính của mình.
» Trên hướng dẫn này mình chỉ viết về cấu trúc template. Những vấn đề về css bạn xem ở bài viết này nha.
» Trước khi thiết kế bạn nên phát thảo ra giấy về hình dạng trang blog mình mong muốn sẽ như thế nào. Việc này giúp bạn định hình được việc chính mình cần phải làm là gì, tránh lang mang không biết bắt đầu từ đâu.
Bắt đầu vào vấn đề chính:
1. Cấu trúc cơ bản template của 1 blog có dạng như sau:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<html xmlns='http://www.w3.org/1999/xhtml' xmlns:b='http://www.google.com/2005/gml/b' xmlns:data='http://www.google.com/2005/gml/data' xmlns:expr='http://www.google.com/2005/gml/expr'>
<head>
<b:skin><![CDATA[

]]></b:skin>
</head>
<body>
<b:section class='navbar' id='navbar' maxwidgets='1' showaddelement='no'>
<b:widget id='Navbar1' locked='true' title='Thanh điều hướng' type='Navbar'/>
</b:section>
</body>
</html>
Việc bạn cần làm là vào thiết kế → Chỉnh sửa HTML xóa toàn bộ đoạn code bên trong đó và paste đoạn code trên vào rồi save lại. Khi save lại sẽ xuất hiện 1 mục cảnh báo dạng như hình bên dưới. Bạn chọn vào mục xóa tiện ích.

Về trang chủ bạn sẽ thấy nó trắng toát không còn gì trên đó hết.

2. Chèn thẻ meta và title cho blog - cấu trúc template
Giải thích 1 tí về vị trí thêm code vào đoạn code ở bước 1.
» Meta, tags sẽ được chèn dưới thẻ <head> và trên thẻ <b:skin>
Để blog bạn được các công cụ tìm kiếm chú ý đến thì phần này là phần quan trọng nhất.
Bạn có thể xem hình bên dưới để hiểu ý nghĩa của phần meta tags là gì.

Ở dòng đầu là khi search ra trang chủ. Nó sẽ hiển thị tên blog vào đó.
Dòng bên dưới là khi search ra nội dung trong bài viết. Nó sẽ hiển thị kiểu Tên bài viết - Tên Blog
Nói chung phần này bạn cũng không cần hiểu nhiều làm gì. Chỉ cần chèn đoạn code sau vào vị trí đó là được:
<b:include data='blog' name='all-head-content'/>
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<title><data:blog.title/></title>
</b:if>
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
<meta content='Mô tả về blog của bạn' name='description'/>
<meta content='Các từ khóa trên blog của bạn' name='keywords'/>
<b:else/>
<title><data:blog.pageName/> - <data:blog.title/></title>
<meta expr:content='data:blog.pageName + &quot; - Mô tả về blog của bạn&quot;' name='description'/>
<meta expr:content='data:blog.pageName + &quot;, Các từ khóa trên blog của bạn&quot;' name='keywords'/>
</b:if>
Thay đổi những dòng màu đỏ cho phù hợp với blog của bạn là được rồi. 
» Những đoạn css qui định về thuộc tính các module trên blog sẽ được chèn phía trên thẻ  ]]></b:skin>
Để hiểu về các thuộc tính của css thì bạn đọc bài viết này nha.
» Các module hiển thị trên blog sẽ được chèn bên trong thẻ <body> Module hiển thị trên blog </body>
Để hiểu cách gọi ra các module bạn xem phần đầu của bài viết này nha.
3. Bố cục các thành phần bạn muốn có trên blog của mình ra giấy (đây là bước đầu tiên để bạn tạo được sự khác biệt cho blog của mình. Ví dụ mình muốn blog mình có cấu trúc dạng như hình vẽ bên dưới.

Thành phần blog này bao gồm 3 phần chính:
» Ở đầu trang là header.
» Ở giữa gồm 3 phần là 1 sidebar bên trái (sidebar1) 1 sidebar bên phải (sidebar2) và phần nội dung bài viết ở giữa.(post)
» Ở cuối trang là footer.
Tất nhiên đây chỉ là những module lớn. Bên trong mỗi module lớn này sẽ còn được chia thành nhiều module nhỏ nữa. Vấn đề này mình sẽ đề cập sau. Việc bây giờ bạn cần làm là tạo ra các module ban đầu cho blog.
4. Tạo Module đầu tiên trên blog. 
Module lớn nhất của blog là body. Đây là module mặc định chứa tất cả các module khác trên blog.
Bạn cần khai báo một số thuộc tính css cho module body này vào phía trên thẻ ]]></b:skin> theo dạng như sau:
body{
background: #cccccc;  /* Màu nền toàn blog (mặc định là màu trắng) */ 
font: 16px georgia;  /* Cỡ chữ và font chữ cho toàn blog */ 
thuộc tính khác; /* Một số thuộc tính khác cho toàn blog */ 
...;
}
Chú ý: Bạn có thể tìm hiểu thêm về các thuộc tính khác ở bài viết này sau này mình sẽ không đề cập đến cái này nữa. tất cả những gì liên quan đến thuộc tính css thì bạn cứ vào bài viết trên.
Tiếp theo mình sẽ tạo 1 module với ID là box nằm trong body và chứa tất cả các module còn lại của blog.
Cách làm: ở giữa thẻ <body> và </body> bạn thêm 1 đoạn code như bên dưới:
<div id='box'>
Nội Dung Blog
</div>
Tiếp tục chèn thêm thuộc tính css cho id box này bằng cách thêm đoạn code này ở trên thẻ ]]></b:skin>
#box{
Background:#3399bb; /* Màu nền của module box */ 
Width: 990px;  /* Chiều rộng của trang blog */ 
Margin:0 auto; /* Cân bằng vị trí module này vào giữa trang */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
Save template lại rồi về trang chủ bạn sẽ thấy có 1 module mới được hình thành.

5. Chia nhỏ Module box thành 3 phần: header, main-outer, footer
Việc tiếp theo là tạo ra 3 phần chính trên blog như mình đã đề cập ở trên bao gồm header, main-outer, footer. Cách làm cũng tương tự như gọi ra ID box cụ thể là:
ở giữa thẻ <div id='box'> và thẻ đóng </div> của box bạn thêm 1 đoạn code như bên dưới:
<div id='header'>
Nội Dung header
</div>
<div id='main-outer'>
Nội Dung Blog
</div>
<div id='footer'>
Nội Dung Footer
</div>
Tiếp tục chèn thêm thuộc tính css cho 3 id vừa tạo bằng cách thêm đoạn code css của nó ở trên thẻ ]]></b:skin>
#header{
Background:#4499bb; /* Màu nền của module header */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#main-outer{
Background:#113366; /* Màu nền của module main-outer */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#footer{
Background:#6600ee; /* Màu nền của module footer */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
Save template lại rồi về trang chủ bạn sẽ thấy có 3 module mới được hình thành.

6. Chia nhỏ Module main-outer thành 3 phần: sidebar1, main, sidebar2
Tiếp tục lại chia nhỏ module Main-outer ra thành 3 module nhỏ là sidebar1, main và sidebar2. Cách làm cũng tương tự như bạn chia nhỏ mudule box ở trên:
Cụ thể là ở giữa thẻ <div id='main-outer'> và thẻ đóng </div> của main-outer bạn thêm 1 đoạn code như bên dưới:
<div id='sidebar1'>
Nội Dung sidebar1
</div>
<div id='main'>
Nội Dung Bài Viết
</div>
<div id='sidebar2'>
Nội Dung sidebar2
</div>
<div style='clear:both'/>
Chú ý: do 3 module trên sử dụng thuộc tính dời module qua trái, qua phải nên phía dưới nó cần có thêm <div style='clear:both'/> để dừng hiệu ứng dời module.

Tiếp tục chèn thêm thuộc tính css cho 3 id vừa tạo bằng cách thêm đoạn code css của nó ở trên thẻ ]]></b:skin>
#sidebar1{
Background:#884400; /* Màu nền của module sidebar1 */ 
width:200px; /* Chiều rộng của module sidebar1 */ 
float:left; /* Dời module sidebar1 qua trái */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#main{
Background:#646853; /* Màu nền của module main */ 
width:590px; /* Chiều rộng của module main */ 
float:left; /* Dời module main qua trái */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
#sidebar2{
Background:#518643; /* Màu nền của module sidebar2 */ 
width:200px; /* Chiều rộng của module sidebar2 */ 
float:right; /* Dời module sidebar2 qua phải */ 
thuộc tính 1; /* Một số thuộc tính khác */ 
thuộc tính 2; /* Một số thuộc tính khác */ 
...;
}
Chú ý: Do lúc tạo module Main-outer có chiều rộng là 990px (như đã qui định ở trên). Nên tổng chiều rộng 3 module bên trong nó không được lớn hơn 990px nếu tổng chiều rộng 3 module con lớn hơn990px thì sidebar2 sẽ bị đẩy xuống dưới.
Và cứ bằng cách làm như trên bạn có thể chia nhỏ module trên blog của bạn ra bao nhiêu phần cũng được. Việc bạn cần làm là cứ chèn module vào đúng vị trí của nó, qui định kích thước và áp dụng những thể css phù hợp cho module đó phía trên thẻ ]]></b:skin> là ok.

7. Điều chỉnh sidebar (tạo mục Thêm Tiện Ích của blogspot cho sidebar)
Lẽ ra việc tiếp theo mình cần làm là điều chỉnh header trước nhưng như vậy sẽ có 1 số thứ phải điều chỉnh hơi lằng nhằng nên mình hướng dẫn điều chỉnh sidebar trước, sau này điều chỉnh header sẽ tiện hơn.
Như bạn cũng đã biết ở mục Thiết kế → Phần tử trang. Trên sidebar có mục Thêm Tiện Ích để tiện việc cho bạn bổ sung những tiện ích cần thiết cho blog. Và bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ra mục này.
Như trên template mình đưa ra ban đầu thì có 2 sidebar 1 nằm bên trái và 1 nằm bên phải. mình sẽ hướng dẫn cho sidebar bên trái và bạn là tương tự với sidebar bên phải nha.
Trong template mình đã tạo thì sidebar bên trái có ID là sidebar1.
Ở giữa thẻ <div id='sidebar1'> và thẻ đóng </div> của sidebar1 bạn chèn đoạn code sau:
<b:section class='sbar1' id='sbar1' showaddelement='yes'/>
Save template lại.
 » Về mục Phần tử trang bạn sẽ thấy xuất hiện mục thêm tiệc ích. Lúc này nó sẽ nằm ở giữa. Nhưng không sao, cứ để nó ở đó sau này nó sẽ tự điều chỉnh lại.
 » Về trang chủ bạn sẽ thấy xuất hiện thanh Navbar ở đầu blog. Nếu bạn không muốn xài thanh navbar này thì chèn đoạn code sau vào trước thẻ ]]></b:skin> rồi save lại là xong.
#navbar-iframe {height:0px;visibility:hidden;display:none}
Làm tương tự với sidebar2 có 1 điều cần lưu ý là nhớ chuyển sbar1 trong đoạn code ở sidebar1 thànhsbar2. Nếu bạn không chuyển cái này thì template sẽ báo lỗi.

Khi tạo ra được 2 sidebar rồi bạn hãy thử thêm 1 tiện ích gì đó vào blog xem nói hoạt động như thế nào.
Rất dễ thấy là mặc định tiêu đề của blog mới tạo bị dư 1 khoãng khá lớn ở trên và ở dưới. Để khắc phục điều này bạn chỉ cần chèn đoạn code sau phía trên thẻ ]]></b:skin> rồi save lại là xong.
h2 {padding:0; margin:0}

8. Điều chỉnh header (tạo header như mẫu header mẫu của blogspot)
Như đã đề cập ở mục 7. Phần tiếp theo mình cần điều chỉnh là header của blog. Header mặc định của blog là một tiện ích cho phép thay đổi tiêu đề và mô tả của blog. ngoài ra còn cho phép thay đổi banner cho header.
Và bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn gọi ra tiện ích này cho header.
Vào template (KHÔNG mở rộng mẫu tiện ích). Trong template này header mình đã tạo ban đầu có ID làheader.
Ở giữa thẻ <div id='header'> và thẻ đóng </div> của header bạn chèn đoạn code sau:
<b:section class='head' id='head' maxwidgets='1' showaddelement='no'>
<b:widget id='Header1' locked='true' title='(Tiêu đề)' type='Header'/>
</b:section>
Save template lại. Về mục phần tử trang bạn sẽ thấy tiện ích của header đã được tạo ra. Bạn chỉ việc thay đổi tiêu đề và mô tả cho blog hoặc thay đổi banner cho blog là được. Về trang chủ để kiểm tra kết quả nào.

9. Điều chỉnh phần bài đăng (main) (hiển thị nội dung các bài viết ra blog)
Trong template này mình đã cho các bài viết nằm trong ID main. Để hiển thị nội dung các bài viết ra blog bạn chỉ việc thực hiện như sau:
Vào template (KHÔNG mở rộng mẫu tiện ích) ở giữa thẻ <div id='main'> và thẻ đóng </div> của mainbạn chèn đoạn code sau:
<b:section class='mainpost' id='mainpost' showaddelement='no'>
<b:widget id='Blog1' locked='true' title='Bài đăng trên Blog' type='Blog'/>
</b:section>
 Save template lại. Về mục Phần tử trang bạn sẽ thấy tiện ích Bài Đăng Trên Blog đã hiện ra. Bạn chỉ việc chỉnh sửa tiện ích này lại cho phù hợp với blog là ok rồi. Về trang chủ các bài đăng có trên blog cũng đã được hiện ra. Như vậy là ok rồi.

10. Điều chỉnh footer blog. 
Thông thường footer blog là nơi người ta đặt thông tin về tên template. Người thiết kế ra template (ghi tên mình zô liền. mình tự thiết kế mà)  nên bạn cứ đặt những code thông thường vào đó là được rồi.
Cũng có một số bạn muốn đặt thêm một số tiện ích vào phần footer. Việc bạn cần làm là thực hiện y nhưbước 7 nhưng thay chữ sbar1 thành foot là được rồi.

11. Những điều chỉnh khác.
Về cơ bản template blogspot chỉ có bao nhiêu đó thôi. Ngoài ra cũng chẳng còn gì nữa.
Tiếp theo là bạn áp dụng những thủ thuật khác để tạo ra những nét đặc trưng riêng cho blog của mình là được rồi.

Và nếu làm theo tất cả những bước trên thì template của bạn sẽ có dạng như sau: (xem rồi đừng choáng nha :D)

Xem qua chắc chắn bạn sẽ nghĩ trong đầu "blog gì mà thấy gê" :D nhưng thật sự thì không gê đâu bạn. Blog hiện tại mình đang dùng cũng từng trãi qua những lúc ghê như zậy đó.
Nguyên nhân nhìn thấy gê là do mình chưa xài nhiều những thuộc tính css trong bài viết này. Bài viết này mình chỉ đề cập đến việc tạo ra và nắm bắt dược cấu trúc template của mình thôi.
Việc trang trí là sao cho đẹp là ở chổ bạn có thật sự sáng tạo khi kết hợp các thuộc tính css lại với nhau hay không thôi.
Về cách trang trí cho blog bằng những thuộc tính css thì bạn xem ở bài viết này.

Dự án này tới đây cũng đã kết thúc rồi. Trong quá trình tự thiết kế nếu có khó khăn hay thắc mắc gì thì để lại comments bên dưới mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Chúc bạn thành công! Cố gắng lên.
Nguồn Blogger voquocan
http://voquocan.blogspot.com/2012/10/huong-dan-thiet-ke-template-blogger.html
Bạn có thể xem thêm các bài:
  • Những Code Thông Dụng Cho Blogspot
  • Cách thêm tiện ích (widget) vào vị trí bất kỳ trong blogspot
  • Code tạo hình nền và chia cột cho bài viết Blog
  • Thủ thuật tạo chữ chuyển  động cho Blogspot
  • Hướng Dẫn Thiết Kế Template Blogger

Share:

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Sửa lỗi ổ cứng trên máy tính Windows và Mac

Thứ Năm, 03/03/2016 14:51 (GMT+7)
(PCWorldVN) Bạn có thể tự mình chẩn đoán và khắc phục các lỗi liên quan đến bộ lưu trữ trên máy tính dùng hệ điều hành Windows và OS X với những thủ thuật sau đây.
Những dấu hiệu cần biết Bạn hãy kiểm tra và đối chiếu các triệu chứng sau đây để xác định chắc chắn lỗi mà máy tính gặp phải có phải do bộ lưu trữ (ổ cứng, SSD) gây ra hay không.
Đối với máy tính dùng ổ cứng truyền thống (HDD – Hard Disk Drive):
Nếu ổ cứng sắp hỏng, máy tính của bạn sẽ có tình trạng khởi động rất chậm, có thể mất đến 20 phút. Trong suốt quá trình khởi động và khi thao tác một số tác vụ với hệ điều hành thì ổ cứng xuất hiện tiếng kêu. Nếu tiếng ồn ngày càng lớn, đi kèm với triệu chứng ổ cứng quay nhanh thì rất có thể bộ lưu trữ của máy tính đang bị lỗi rất nặng và tình trạng này xảy ra là do hệ thống đang cố truy cập và phục hồi lỗi xảy ra trong quá trình ghi dữ liệu.

Nếu các thao tác trên hệ điều hành như copy/paste dữ liệu, xử lý số liệu, hình ảnh, lưu tài liệu… có tốc độ chậm; thường xuyên bị đứng ứng dụng (lỗi “not responding”), thậm chí máy bị treo và phải tắt nóng bằng cách nhấn đè nút nguồn, thì bạn hãy khởi động hệ thống vào chế độ an toàn (Safe mode) để kiểm tra. Nếu máy tính vẫn chạy với tốc độ bình thường ở chế độ Safe mode, tình trạng đứng máy không hề xảy ra khi copy/paste dữ liệu thì ổ cứng không phải là nguyên nhân gây ra lỗi mà rất có thể là do máy tính bị nhiễm virus hoặc do xung đột về trình điều khiển (driver) phần cứng trên hệ điều hành.
Cách khởi động vào chế độ Safe mode trên máy tính Windows khá đơn giản, bạn chỉ việc nhấn đè phím F8 ngay từ lúc nhấn nút nguồn để khởi động và chọn Safe mode ở giao diện Advanced Boot Options.
Riêng với máy tính Mac dùng OS X, bạn khởi động vào chế độ an toàn (Safe Boot Mode) bằng cách nhấn nút nguồn > ngay khi âm hiệu khởi động đặc trưng của máy Mac phát ra thì bạn nhấn đè phím Shift cho đến khi giao diện khởi động hiện ra. Nếu OS X khởi động hoàn chỉnh với dòng chữ Safe Boot thì bạn đã thao tác thành công. Lưu ý, tương tự như trên Windows, chế độ an toàn này sẽ không khởi chạy các trình điều khiển hay các ứng dụng bổ sung nên máy sẽ không có âm thanh hay các hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt.

Phần mềm Smart HDD để kiểm tra trạng thái hỏng hóc của ổ cứng hỗ trợ S.M.A.R.T.
Đa số các ổ cứng hiện nay đều hỗ trợ chức năng S.M.A.R.T ( Self Monitoring, Analysis and Reporting Technology) giúp bản thân bộ phận này có thể tự động theo dõi, chẩn đoán và báo cáo tình trạng hiện tại của bộ lưu trữ. Do đó, bạn nên tải về một công cụ kiểm tra S.M.A.R.T (chẳng hạn như Smart HDD) để đọc các thông tin về trạng thái hiện tại của ổ cứng.

Đối với máy tính dùng ổ lưu trữ SSD (Solid-State Disk):
Vì sử dụng chip nhớ flash để đảm nhận việc lưu trữ dữ liệu, nên triệu chứng khi bộ lưu trữ này sắp hỏng cũng khác với HDD. Ổ SSD bị lỗi sẽ không hề có tiếng động phát ra hay thao tác chậm... như với ổ HDD. Giống như một chiếc USB, mỗi chip nhớ flash có số lần ghi dữ liệu nhất định, mỗi lần dữ liệu được ghi vào và xóa đi khỏi chip nhớ được tính là một chu kỳ. Chip nhớ MLC (multi-level cell, tham khảo bài “Hành trình của NAND”, www.pcworld.com.vn/T1193098) thông thường có vòng đời vào khoảng 10.000 chu kỳ ghi/xóa. Trên mỗi ổ SSD đều có ghi thông số này, đây là tiêu chí để xác định tuổi thọ của ổ lưu trữ SSD. Chẳng hạn với ổ SSD dung lượng 60 GB, tuổi thọ trung bình thường vào khoảng 5 - 7 năm với tần suất sao chép dữ liệu 5 GB/ngày.
Ngoài ra, khi ổ cứng SSD sắp hỏng thì bạn sẽ thấy xuất hiện tình trạng máy tính tự động tắt đột ngột, đôi khi không khởi động được vì máy không thể đọc/ghi dữ liệu.
Computer như một hệ thống module lắp ghép của nhiều linh kiện thiết bị điện tử tin học thông minh. Kết cấu vận hành gồm 2 phần cơ bản: phần cứng và phần mềm. Hoạt động của chúng luôn có công dụng bổ trợ nhau, và bất kỳ sự cố nào cũng đều có một mối liên hệ như trong một cơ thể. Để khắc phục các sự cố tin học, kiến thức hiểu biết chúng luôn luôn là một đề tài quan trọng, rất cần thiết cho người sử dụng chúng.


Lỗi xãy ra trong quá trình khởi động do ổ cứng gậy ra trên Mas OS X
Cách sửa lỗi và phục hồi dữ liệu
Đối với máy tính dùng WindowsNếu thấy máy tính bị một hoặc nhiều triệu chứng lạ kể trên thì bước đầu tiên là bạn hãy kiểm tra lỗi cho từng phân vùng của hệ điều hành. Hiện tại, các phiên bản hệ điều hành từ Windows XP đến Windows 10 đều tích hợp công cụ Check Disk giúp phát hiện và tự động sửa lỗi “bad sector” ở mức nhẹ.


Giao diện kiễm tra ổ cứng mặc định trên Windows 10
Trước tiên, bạn chọn ổ đĩa cần kiểm tra và chọn Properties > chọn thẻ Tools > nhấn chọn Check Now (đối với Windows XP) hoặc Check (đối với Wndows 10). Trên Windows XP sẽ có hai tùy chọn Automatically fix the file system errors tự động sửa các lỗi liên quan đến file hệ thống) và Scan for and attempt recovery of bad sectors (Tìm và khắc phục bad sector), bạn nên chọn cả hai mục này. Đối với Windows 10, hệ điều hành sẽ quét sơ bộ ổ cứng trước để tìm lỗi, sau đó sẽ hiện thông báo nếu bạn muốn kiểm tra kỹ hơn ổ cứng với tùy chọn Scan Drive. Nếu máy tính có triệu chứng chậm hay phát ra tiếng động thì bạn hãy chọn mục này ở thông báo Error checking – You don’t need to scan this drive  (hệ thống đã kiểm tra nhưng không phát hiện lỗi, do đó hãy áp dụng tùy chọn này để quét kỹ hơn).


Công cụ Macrorit Disk Scanner khá hữu ích trong việc kiểm tra và sửa lỗi ổ cứng.
Nếu công cụ có sẵn trên Windows không phát hiện lỗi này, trong khi máy tính vẫn cứ ì ạch và thường xuyên đứng thì bạn hãy nhờ đến công cụ của bên thứ ba. Hiện tại, có nhiều phần mềm đảm nhận khá tốt việc này, chẳng hạn như Flobo Hard Disk Repair, HDAT2/CBL Hard Disk Repair Utility, Ease Hard Drive Repair Software, Macrorit Disk Scanner… Bạn có thể tìm và tải về từ các công cụ tìm kiếm với các từ khóa tương ứng với tên phần mềm kể trên.
Về cơ bản, chức năng của các công cụ này giống nhau, đó là đọc thông tin chi tiết của ổ cứng, kiểm tra trạng thái của   bề mặt ổ đĩa (Surface Test), kiểm tra tốc độ hiện thời để đánh giá mức độ bất thường, kiểm tra hệ thống điều khiển bên trong ổ cứng (Controller Test), sửa lỗi bad sector (Bad Sector Repair)…
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra, cắt bad sector và khôi phục các sector bị hỏng với công cụ HDD Regenerator. Có thể tìm thấy tiện ích này từ các đĩa cứu hộ Hiren’s Boot (www.hirensbootcd.org) hoặc tải về tại http://www.dposoft.net/hdd.html. Cách sử dụng tiện ích này tương đối đơn giản. Tại giao diện ứng dụng, bạn chọn số thứ tự ổ cứng > nhấn ENTER. Sau đó, khai báo Sector bắt đầu (Starting sector – mặc định là 0) và nhấn ENTER để bắt đầu quá trình truy tìm và khôi phục những sector bị hỏng.



Thông báo sơ đồ ổ đĩa (Drive Map) trên HDD Regenerator cho thấy ổ cứng đã bị hư hoàn toàn và không thể khôi phục.
Bạn có thể theo dõi để biết đoạn nào có nhiều sector bị hỏng để có thể cắt bỏ và tiếp tục sử dụng bằng các chương trình phân vùng ổ cứng. Trong quá trình khôi phục, những ô có ký tự “B” cho biết khu vực sector hỏng không thể khôi phục và ký tự “R” để chỉ các sector hỏng đã được khôi phục thành công. Thời gian tìm và khôi phục bad sector rất chậm, do đó nếu bạn muốn dừng lại giữa chừng có thể bấm tổ hợp phím Ctrl+Break để tắt. Lưu ý rằng, sau khi cắt bỏ các đoạn sector hỏng, ổ cứng của bạn sẽ bị giảm dung lượng nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu sẽ nhanh hơn và hệ thống không bị tình trạng chậm hay đứng máy nữa.
Riêng với ổ SSD thì việc phục hồi ổ bị hỏng với phần mềm là bất khả thi mà phải nhờ đến dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp của hãng sản xuất. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên sao lưu định kỳ để không bị rơi vào tình huống mất toàn bộ thông tin, dữ liệu quan trọng do hư ổ lưu trữ. Nếu ổ SSD vẫn còn được nhận diện trên hệ điều hành thì bạn vẫn còn một phương pháp “cứu cánh” khác là dùng các công cụ phục hồi dữ liệu, chẳng hạn như Getdataback Recovery, OnTrack EasyRecovery, Wondershare Data Recovery…(xem bài: “7 công cụ phục hồi dữ liệu hàng đầu” trong số này). Tuy nhiên, nếu bạn kích hoạt tính năng TRIM trên SSD thì khả năng lấy lại dữ liệu sẽ thấp hơn vì chức năng TRIM sẽ âm thầm xóa dữ liệu thừa trên các block bộ nhớ để tối ưu hiệu suất làm việc. Nói tóm lại, việc khôi phục dữ liệu trên SSD cũng khó và tốn nhiều chi phí không kém gì việc khôi phục một ổ SSD bị hỏng.
Đối với hệ điều hành OS XTrên hệ điều hành OS X, Apple trang bị một tính năng khá hữu ích với công cụ Disk Utility, giúp người dùng kiểm tra tình trạng các ổ đĩa. Chức năng này được gọi là “Live Verification” giúp phát hiện và yêu cầu sửa các lỗi liên quan khi ổ đĩa bị lỗi. Ngoài việc tích hợp sẵn trên OS X, Disk Utility “Live Verification” cũng có mặt trong các đĩa hoặc USB cài đặt Mac OS X Install để bạn có thể sử dụng khi máy tính Mac không vào được hệ điều hành.

Bảo hành là phương án tốt nhất nếu ổ đĩa SSD bị hỏng.
Có một số lưu ý trước khi bạn sử dụng chức năng trên Disk Utility để kiểm tra và sửa lỗi ổ đĩa như sau:
- Live Verification chỉ hoạt động trên phân vùng có định dạng Mac OS X Extended (Journaled) (HFS+J). Nếu bạn sử dụng chức năng này trên các phân vùng có định dạng khác thì hệ điều hành sẽ xuất hiện thông báo ERROR: could not freeze volume (Operation not supported).

Giao diện Disk Utility
- Trong quá trình thực hiện Live Verification, Disk Utility sẽ sử dụng khá nhiều tài nguyên hệ thống để kiểm tra ổ đĩa. Do đó, bạn sẽ thấy máy có tình trạng chậm lại, thậm chí bị đơ chuột và không sử dụng được hay xuất hiện biểu tượng chờ đợi (bánh xe bảy sắc xoay tròn). Đây là hiện tượng bình thường và tốt nhất bạn nên ngừng mọi công việc cho đến khi Live Verification hoàn tất.
- Một khi nhấn nút bắt đầu thực thi Live Verification, bạn sẽ không thể dừng lại giữa chừng. Do đó, bạn nên sắp xếp các công việc và dành việc Live Verification vào những lúc rảnh.
- Trong quá trình kiểm tra ổ đĩa với Live Verification, nếu có xuất hiện thông báo “Incorrect size for file temp” thì bạn hãy bỏ qua vì không hề ảnh hưởng đến tiến trình chung của Disk Utility.
Thao tác kiểm tra và sửa lỗi ổ đĩa với Live Verification:- Đối với hệ điều hành OS X El Capitan (OS X 10.11) thì mọi thao tác sẽ tự động hoàn toàn khi bạn vào Disk Utility > chọn ổ đĩa muốn kiểm tra > chọn First Aird > nhấn Run ở thông báo hiện ra là xong. Chức năng First Aid sẽ tự động kiểm tra lỗi trên ổ đĩa và tự động sửa khi gặp phải.

Kiểm tra và sửa lỗi với Live Verification
- Đối với các phiên bản OS X cũ hơn, bạn có thể thao tác thủ công bằng cách vào Disk Utility > chọn ổ đĩa muốn sửa > nhấn thẻ First Aid > chọn Verify Disk để kiểm tra tình trạng ổ đĩa. Nếu kết quả hiện ra cho thấy ổ đĩa bị lỗi (thông báo có màu đỏ) thì bạn hãy nhấn Repair Disk để sửa. Ngoài ra, cũng tại giao diện này, bạn có thể nhấn Verify Disk Permissions và Repair Disk Permissions để hệ thống kiểm tra lại và sửa phân quyền đúng của dữ liệu trên ổ đĩa hệ thống. Điều này giúp cho hệ điều hành chạy mượt mà hơn sau một thời gian dài sử dụng, việc cài quá nhiều phần mềm làm cho phân quyền các file hệ thống bị can thiệp.

Disk Warrior có nhiều chức năng hữu ích cho việc cứu ổ đĩa bị lỗi.
Ngoài cách sử dụng công cụ có sẵn trên hệ điều hành, bạn cũng có thể nhờ đến các tiện ích cài thêm để chẩn đoán và sửa lỗi cho ổ cứng. Có thể kể đến một số tiện ích mạnh như DiskWarrior (giá bán khoảng 100 USD) có thể giúp bạn sửa lại ổ đĩa bị hỏng với các công cụ tích hợp. Thậm chí, Disk Warrior còn cho phép bạn dựng lại cấu trúc của dữ liệu bị mất để khôi phục lại nguyên bản từ ổ đĩa bị hỏng. Ngoài ra, công cụ này cũng có thể sắp xếp lại các dữ liệu được lưu trên ổ cứng dung lượng lớn giúp cho việc truy xuất nhanh hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng công cụ miễn phí OnyX để kiểm tra tình trạng ổ đĩa hay Drive Genius 3 (giá bán khoảng 99 USD) để sắp xếp dữ liệu, chống phân mảnh, quét lại bề mặt ổ đĩa (surface scans) để truy tìm lỗi… với thao tác khá đơn giản.

Share:

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

XUÂN THÌ GỌI NẮNG THÁNG BA

XUÂN THÌ GỌI NẮNG THÁNG BA
Nga Vu

Xuân thì gọi nắng tháng ba
Hong cho khô hết nuột nà vai em
Ô kìa! 
cơn gió khát thèm
Hôn lên má thắm toả lem môi hồng

Nghiêng trời cho gió thả rông
Vuốt ve đồi ngọc.....ủ nồng khe xuân
Trắng trời hoa .....nhớ tình quân!
Hương thơm một dạo .....bâng khuâng một đời

Cái duyên theo gió lên trời
Này trinh nguyên đó .....rã rời Đào Nguyên
Cốm non gợn sóng thuyền quyên
Một lần lạc bước.....vào miền sơ khai

Lối xưa in dấu gót hài
Nắng chiều hong hết một đài xuân thơ
Hớ hênh chút nắng dại khờ
Gởi vào xuân nõn đợi chờ tháng ba.

Sưu tập từ Trang Thu

Bạn có thể tham khảo các bài thơ trong Bầu rượu túi thơ do  Khanhnguyen' s blog sưu tập từ trên các diễn đàn mạng xã hội


Share:

GIÁ NHƯ của Đỗ Thị Anh Thư

Giá như chiều ấy đừng mưa
Thì đâu có chuyện anh đưa em về
Để rồi hồn lạc bước mê
Khi rời xa phải tái tê cõi lòng

Giá như ngày ấy đò đông
Không cùng một chuyến qua dòng sông tương
Thì nay dẫu có đôi đường
Hai người xa lạ chẳng buồn vì nhau

Giá như quên được tình đầu
Lòng em thanh thản qua cầu với ai
Thì đâu thổn thức, u hoài
Trái sầu chín rụng canh chày lối xưa.

Sưu tập lại từ Trang Thu

Bạn có thể tham khảo các bài thơ trong Bầu rượu túi thơ do  Khanhnguyen' s blog sưu tập từ trên các diễn đàn mạng xã hội


Share:

Code chèn thêm vào các class trong template


1. Các loại đường viền | border: 1px #ccc solid;

Dashed - - - - - - - - - - - - - - - - -
Solid _____________________
Dotted .................................. 

2. Các kiểu định dạng chữ
 | text-decoration:none;

none (Không định dạng)
underline (Gạch đích)
overline (Gạch trên đầu)          
line-through (Gạch ngang chữ)
blink (Chớp chớp)
inherit       

3. Thêm các định dạng link vào class


/*Link cố định*/
a:link { 
color:#3366ff;
text-decoration:none;
}

/*Link đã xem qua*/
a:visited {
color:#ccc;
text-decoration:none;
}

/*Link khi rê chuột vào*/
a:hover {
color:#339966;
text-decoration:underline;
}

4. Tạo bóng đổ và bo tròn 4 góc viền


/*Tạo bóng đổ*/
box-shadow: 8px 8px 8px #616D7E;
-webkit-box-shadow: 8px 8px 8px #616D7E;
-moz-box-shadow: 8px 8px 8px #616D7E;

/*Tạo bóng đổ 4 cạnh*/
box-shadow: 0px 0px 8px #616D7E;
-webkit-box-shadow: 0px 0px 8px #616D7E;
-moz-box-shadow: 0px 0px 8px #616D7E;

/*Bo tròn 4 góc viền*/
border-radius:4px; 

/*Bo tròn tùy chọn: top, right, bottom, left*/
border-radius:4px 4px 4px 4px; 
Thay box thành text cho chữ


5. Các loại định dạng list 
| ... ul {list-style-type:none;}
none: Không hiển thị đánh dấu
disc: Chấm vuông 
circle: Chấm tròn trắng
square: Chấm tròn đen
decimal: Kiểu số (1,2,3,4,…)
lower-alpha: Kiểu Alphabet ở dạng in thường  (a, b, c, d, e, …)
upper-alpha: Kiểu Alphabet ở dạng in hoa (A, B, C, D, E, …)
lower-roman: Kiểu La Mã ở dạng thường (i, ii, iii, iv, v, …)
upper-roman: Kiểu La Mã ở dạng in hoa (I, II, III, IV, V, …)

/*Link hình thay cho list*/
list-style-image:url('Link_hình');

6. Các vị trí đặt ảnh nền background 
| background: url(image) repeat ;
repeat: lặp ảnh
repeat-y: lặp ảnh theo chiều dọc (từ trên xuống)
repeat-x: lặp ảnh theo bề ngang (từ trái qua)
no-repeat: không lặp

top: đặt ảnh trên mép cùng
top right: đặt ảnh mép trên cùng góc phải
top left: đặt ảnh mép trên cùng góc trái
bottom: đặt ảnh mép dưới cùng
bottom left: đặt ảnh mép dưới cùng góc trái
bottom right: đặt ảnh mép dưới cùng góc phải
right: đặt ảnh bên mép phải
left: đặt ảnh bên mép trái
center: đặt ảnh ở vị trí giữa

(Sưu tầm : caytamgui.blogspot.com)

Share:


Thống kê Blogspot

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP