Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

20 năm USB: Kết nối của mọi kết nối

Thứ Sáu, 08/01/2016 16:05 (GMT+7)
Thạch An
(PCWorldVN) Chuẩn kết nối USB được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất lịch sử công nghệ. Nhưng đâu là thành công lớn nhất của thành phần đã có mặt trên 15 tỷ thiết bị này?
Thay đổi thế giới
Giống như bao sản phẩm công nghệ khác, sự ra đời của cổng kết nối USB (Universal Serial Bus) bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu của con người. Ý tưởng của của USB được hình thành khi cha đẻ của công nghệ này Ajay Bhatt, giám đốc hệ thống của Intel gặp vấn đề về máy in hồi thập niên 90. Thời điểm mà chúng ta đang còn mải tranh cãi về chuẩn kết nối PS/2, Ethernet hay SCSI là tốt nhất.

Giấc mơ kết nối của Bhatt lại đòi hỏi sự đồng thuận  với các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp IT, nhưng quá khó khăn khi các công ty công nghệ vào thời điểm này không muốn phá vỡ các quy chuẩn hiện có.
Để đưa thành phần kết nối chỉ có giá 5.000 VNĐ này vào máy tính, Intel đã cùng với các công ty công nghệ lớn thời điểm đó như  Microsoft, DEC, Nortel, Compaq, IBM, và NEC thành lập ra tổ chức USB Implementers Forum nhằm tạo nền tảng hỗ trợ cho hệ điều hành và USB.  Những ngày đầu tiên của USB lại là thảm họa khi nó xuất hiện trên Windows 95 và gây ra vô số rắc rối, phiền toái tới người dùng. Mọi thứ rồi cũng tạm ổn khi Windows 98 bắt đầu chứng minh được tính hiệu quả và trở nên thành công khi phiên bản 2.0 ra đời. Mặc dù Intel là công ty đầu tiên phát triển công nghệ USB và phát triển nền tảng hỗ trợ công nghệ kết nối này, nhưng Apple mới là công ty làm cho USB  trở nên nổi tiếng khi trang bị cổng kết nối này trên chiếc máy tính iMac G3 ra mắt năm 1998.
USB là các loại cáp, đầu nối và giao thức truyền dữ liệu được sử dụng để kết nối, giao tiếp, và cung cấp năng lượng giữa máy tính và các thiết bị điện tử.  Thế hệ cổng USB mới nhất là Type-C được trang bị đầu tiên trên Macbook 2015. Cổng USB này có thể hỗ trợ sạc pin, chép dữ liệu với tốc độ tương đương của công nghệ USB 3.1 thế hệ thứ nhất. Cổng USB-C cũng đóng vai trò là đầu ra dạng Native DisplayPort 1.2 để xuất tín hiệu sang TV màn hình lớn.

Đối thủ của USB FireWire
Khi Intel cố gắp tiếp cận Apple, họ nhận ra rằng FireWire và USB khác nhau một cách cơ bản và không thể giải quyết. FireWire được thiết kế với mô hình peer-to-peer nên mỗi thiết bị phải có một bộ điều khiển mạnh mẽ. Điều này khiến sản phẩm sử dụng trở nên đắt đỏ và không phù hợp với chuột hay bàn phím phổ thông. Có thể nói, nhờ vào giá thành mà USB dần thay thế  FireWire ở hầu hết các sản phẩm hiện tại.
Thunderbolt
Thế hệ cổng kết nối mới của Apple nhằm thay thế FireWire có nhiều ưu điểm vượt trội hơn USB về mặt kĩ thuật, tuy nhiên vẫn nối gót đàn anh của mình ở điểm giá thành quá cao. Trung bình mỗi sản phẩm công nghệ trang bị Thunderbolt tốn thêm 50 USD. Mọi thứ liên quan đến cổng kết nối này chỉ được mô tả bằng 2 từ là “ảm đạm”. Điều này đã thay đổi trong năm 2015 khi Intel giới thiệu Thunderbolt 3.0 sử dụng cùng một kết nối USB-C và như USB 3.1.
Tại sao USB không thể đảo ngược?
USB chuẩn A của thập niên 90 được thiết kế nhằm đánh bại PS/2, giao tiếp phổ biến vào thời điểm đó nhưng chỉ cho bàn phím và chuột. Thời điểm đó Intel đã có ý định tạo nên nên kết nối có thể đảo ngược. Về mặt công nghệ điều này hoàn toàn có thể đạt được dễ dàng, tuy nhiên chi phí cho USB tăng lên, và khó có được sự chấp nhận của người dùng. Sau 20 năm, Intel cho rằng đấy là một quyết định sai lầm, USB lúc đó có thể tốt hơn PS/2 nhưng không đủ tốt trong tương lai.
Kết nối không dây
Công nghệ phát triển khiến người dùng không còn có quá lệ thuộc vào cổng USB. Điện toán đám mây khiến mọi thứ từ hình ảnh đến video được lưu trữ mà không cần đến sợi cáp nào.  Cùng với đó là BluetoothNFC, Wi-Fi Direct và AirDrop đang thay thế cách thức truyền tập tin của người dùng trong tương lai. Sạc pin cũng vậy, khi mà hiện đã có 3 chuẩn sạc không dây chính đang được các hãng sản xuất thiết bị di động hỗ trợ.
Các phiên bản được sử dụng rộng rãi
Tương lai
Hiện nay, mỗi năm có hơn 4 tỷ sản phẩm USB xuất hiện trên thị trường và dòng sản phẩm có tốc độ truyền 10Gbps này cũng có mặt trong 15 tỷ máy tính, thiết bị điện tử tiêu dùng, và các thiết bị di động. Tầm nhìn của Intel và Bhatt đã trở thành hiện thực khi ngày nay người ta chỉ cần một vài cổng USB để có thể kết nối với bất kì thiết bị công nghệ nào.
Mặc dù hiện nay, USB bị tác động nhiều bởi các công nghệ mới nhưng trong tương lai gần thì đây vẫn là một chuẩn kết nối không thể bị thay thế. Sự đơn gian, tốc độ cao, tương thích mạnh và chi phí sản xuất  rẻ sẽ khiến USB tiếp tục phát triển.
Ajay Bhatt, giám đốc hệ thống của Intel, người phát minh ra chuẩn kết nối USB nhưng lại không lấy một đồng tiền nào từ bản quyền. Với Bhatt thì việc tạo ra USB nhằm mang đến sự thay đổi, và không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội để mang lại sự thay đổi lớn cho cả thế giới. Ajay Bhatt còn được biết đến với các sáng chế đình đám khác như khe cắm dành riêng cho bo mạch đồ hoạ AGP (Accelerated Graphics Port) và PCI Express.

Socializer Widget by Nguyen D. Khanh
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức từ các bài viết mà mình đã SEO bằng các Từ khóa bên dưới bài đăng nầy để tìm hiểu thêm về các khái niệm và ứng dụng có liên quan nhé.

Share:
LIKE and Share this article: :

0 Comments:

Đăng nhận xét

More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa



Thống kê Blogspot

Lưu trữ Blog

Bài có thể xem

Mời tham gia CLB

 
Câu Lạc Bộ Kết bạn & Chia sẻ thông tin
Nhóm Công khai · 1.614 thành viên
Tham gia nhóm
Mục đích phát triển của Câu lạc bộ: - Cảm nhận tư duy và tổng hợp kiến thức.Cùng nhau Kết bạn và chia sẽ những gì tốt đẹp . - Giúp nhau chia sẽ thươn...
 
 
BACK TO TOP