Lịch sử hình thành và phát triển:
VNG được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi VinaGame.
Tháng 7 năm 2004 công ty ký hợp đồng Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 200,000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.
Năm 2006-2007, công ty phát hành phần mềm CSM, trang thương mại điện tử 123mua, cổng thông tin Zing.
Năm 2008, công ty đổi thương hiệu thành VNG Corporation.
Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm.
Năm 2010, trò chơi trực tuyến Thuận Thiên kiếm ra đời.
Năm 2011, VNG xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang Nhật Bản.
Năm 2012 & 2013, VNG đưa ra sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động.
Zalo được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của công ty VNG. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên được ra mắt vào ngày 08/08/2012 không nhận được sự quan tâm nhiều từ người dùng.
09/2012 Ra mắt bản chính thức trên 3 nền tảng iOS, Android và Nokia s40
Tháng 12/2012, Zalo chính thức ra mắt, đi theo mô hình mobile-first và nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Việt Nam nhờ việc sản phẩm hoạt động tốt, ổn định trên hạ tầng mạng Việt Nam.
Một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Zalo là công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent, có sản phẩm OTT lớn nhất tại Trung Quốc WeChat. Trên thị trường, có những thông tin cho rằng Zalo kế thừa công nghệ của WeChat. Khải phủ định thông tin này. Anh cho biết Tencent là nhà đầu tư tài chính và không can thiệp vào công việc của VNG, và Zalo là sản phẩm 100% do đội ngũ VNG sáng tạo nên. Mặc dù VNG có thể lựa chọn sử dụng license của WeChat để phát triển sản phẩm này ở Việt Nam, họ đã chọn con đường phát triển công nghệ của riêng mình.
Zalo được đưa ra thị trường vào thời điểm các ứng dụng OTT lớn trên thế giới đều tham gia vào thị trường Việt Nam, trong đó, bên cạnh Messenger đi kèm với Facebook được sử dụng phổ biến, còn có Viber (được Rakuten của Nhật mua lại), KakaoTalk (Hàn Quốc), Line (Nhật), WhatsApp (Mỹ - Facebook mua lại). Vào thời điểm Zalo tung ra thị trường, WeChat, KakaoTalk, Line… đều hoặc có đại lý, hoặc mở văn phòng tại Việt Nam và đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động marketing để tăng lượng người dùng tại thị trường này. Khi Zalo trình làng, Viber đã có khá nhiều người dùng, và cũng có những bước đầu tư rất mạnh cho hoạt động tiếp thị trước khi rút văn phòng khỏi Việt Nam hồi tháng 7.2015.
Cho đến thời điểm này, Zalo dường như đang thắng thế và dẫn đầu về lượng người dùng. KakaoTalk, WeChat, Viber… đã rút văn phòng khỏi Việt Nam. Khi công bố rút văn phòng tại Việt Nam, Viber công bố con số 23 triệu người dùng, trong đó khoảng 4 - 5 triệu người dùng thường xuyên. Facebook cho đến thời điểm này có 30 triệu người dùng tại Việt Nam – Công ty này không công bố số liệu người dùng WhatsApp và Messenger tại Việt Nam.
Tháng 02/2013 Zalo được bình chọn vào top những ứng dụng di động sáng tạo nhất châu Á trên Techinasia.
04/2013 Zalo là một trong sáu sản phẩm trong nhóm công nghệ nhận giải thưởng Sao khuê 2013
|
Zalo cán mốc 3 triệu người sử dụng |
20/03/2014 Đạt mốc 10 triệu người dùng
11/2014 Đạt mốc 20 triệu người dùng
11/2015 Đạt 40 triệu người dùng
04/2016 Đạt mốc 50 triệu người dùng
09/08/2017 Đạt mốc 70 triệu người dùng
Để hấp dẫn người dùng, Zalo không ngừng nâng cấp. Trong phiên bản mới ra mắt đầu tháng 10, Zalo đã thay đổi giao diện cuộc gọi thoại và gọi video, đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Khác biệt - Đẹp mắt - Trẻ trung. Theo đánh giá của cộng đồng công nghệ, đây là một trong những lần thay đổi mang tính đột phá của ứng dụng 80 triệu người dùng. Ngoài việc làm mới màn hình gọi đến và đi, một trong những điểm thú vị của giao diện này là trong quá trình gọi video, hình ảnh của người dùng được hiển thị trong khung hình lớn và rõ nét thay vì hiển thị chìm như trước đây.
Mới đây nhất, cập nhật của Zalo trên phiên bản PC mang đến các tính năng hữu ích gồm gọi video, treo thông báo trong group chat, tạo khảo sát, quản lý file… Theo đó việc liên lạc bằng video call dễ dàng hơn bao giờ hết vì người dùng có thể gọi và nhận video tiện lợi trên mọi nền tảng. Đặc biệt, cửa sổ chat và cửa sổ gọi video trên PC được tách riêng, có thể thoải mái vừa gọi video vừa chat hoặc thực hiện đọc tài liệu, tra cứu thông tin mà không bị gián đoạn. Khi đó, các bước gọi video rất đơn giản, chỉ cần vào cuộc hội thoại của mình và người cần gọi, chọn “Gọi video” là đã có thể bắt đầu trò chuyện.
Các tính năng mới này của Zalo hiện đã có cho hệ điều hành Window, Mac OS cũng như phiên bản web. Riêng tính năng gọi video hiện chỉ áp dụng người dùng Window. Được biết ứng dụng 80 triệu người dùng này đang thực hiện một loạt các cập nhật trên cả phiên bản điện thoại và máy tính với mong muốn đáp ứng tốt những nhu cầu của người dùng và giúp việc sử dụng Zalo thú vị hơn..
|
Hai lãnh dạo của VNG là ông Lê Hồng Minh (bên phải) và ông Vương Quang Khải (bên trái) |
Ứng dụng
Nhắn tin miễn phí (có chia sẻ emotion, hình ảnh và video)
Gọi điện miễn phí (gọi thoại và gọi video)
Chia sẻ trạng thái (bình luận được, chỉ xem được bình luận của bạn bè chung)
Kết bạn
Các điểm nổi bật
Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thưc hữu ích.
Người Tổng hợp: Nguyễn Đạt Khánh
Nguồn tham khảo và tổng hợp:
- Thư viện Bách Khoa toàn thư: WikiPedia.org
- Zalo đã trưởng thành như thế nào - http://xahoithongtin.com.vn/thi-truong/201510/zalo-da-truong-thanh-nhu-the-nao-502742/
- Zalo hướng vào từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể - http://www.sggp.org.vn/zalo-huong-vao-tung-linh-vuc-dia-ban-cu-the-482608.html
- Top 3 ứng dụng nhắn tin miễn phí tốt nhất Việt Nam hiện nay - https://quantrimang.com/top-3-ung-dung-nhan-tin-mien-phi-tot-nhat-viet-nam-hien-nay-115955