Thiết kế Blogger Template từ A tới Z (Phần 2) - Tìm hiểu thẻ b:skin
Tại phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về những thông tin cơ bản của Blogger Template cũng như cấu trúc template mặc định của nó. Như đã nói ở phần trước kể từ phần này và các phần sau mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các thông tin tóm gọn mà mình đã nói ở đó.
Đối với bài này thì mình sẽ giới thiệu cơ bản về các tạo giá trị để sử dụng ở thẻ "b:skin". Ok để bắt đầu thì mình sẽ mang ra lại cấu trúc Blogger Template ở phần trước như sau cho tiện giải thích.
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<!DOCTYPE html>
<html b:version='2' class='v2' expr:dir='data:blog.languageDirection' xmlns='http://www.w3.org/1999/xhtml' xmlns:b='http://www.google.com/2005/gml/b' xmlns:data='http://www.google.com/2005/gml/data' xmlns:expr='http://www.google.com/2005/gml/expr'> <!-- xóa 2 thuộc tính quyết định v2 để trờ về v1 -->
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8" />
<b:include data='blog' name='all-head-content'/>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
<b:skin><![CDATA[ ]]></b:skin>
<b:template-skin><![CDATA[ ]]></b:template-skin> <!-- Chỉ có ở v2 -->
</head>
<body>
<b:section class='main' id='main' showaddelement='no'><b:widget id='Blog1' locked='true' title='Blog Posts' type='Blog'/></b:section>
</body>
</html>
phần trước mình có giới thiệu thế này, nhưng bạn nào có thử bỏ vào thử cái giao diện sẽ chỉ thấy toàn trang trắng, và cái widget Blog nó hoàn toàn không phát sinh ra code gì cả, nếu bạn chưa thử thì bạn có thể làm và kiểm tra thử tại trang chủ trang blog của bạn.
Lý do tại sao vậy, mình cũng gặp khó khăn về việc này ở lần chế template đầu tiên, Blogger Template yêu cầu phải có tối thiểu một thẻ "b:section" để hoạt động, thì ở đây chúng ta đã có "b:section" rồi, và chúng ta đã lưu được Template rồi, thế nhưng sao widget Blog nó không hoạt động? Vấn đề này thì mình cũng mất một khoảng thời gian khá dài để tìm hiểu, cuối cùng mình phát hiện ra vấn đề thế này.
Nếu bạn muốn widget blog hoạt động thì trong Blogger Template của bạn phải có tối thiểu một "b:section" cho phép người dùng thêm widget vào, có nghĩa là "showaddedlement='yes'", bạn nào tới đây mà không hiểu thì chắc là chưa đọc bài viết mà mình đã để cập ở phần trước về section và widget. Bạn có thể xem lại ở đây
bạn kéo xuống dưới khoảng giữa bài sẽ thấy. Có thể mình sẽ tách và xóa bài đó ra sau nhưng tạm thời như thế đã nhé.
Vậy cách khắc phục ở đây là gì, theo mình thì sửa section chứa widget Blog có thể thêm widget mới vào nó là không nên, nên giải pháp của mình ở đây là tạo thêm một section nữa ví dụ như "sidebar" chẳng hạn. Bây giờ bạn chèn đoạn mà nãy xuống dưới "b:section" chứa widget Blog và thử kiểm tra lại blog của bạn xem mình có nói đúng không nhé.
<b:section class='sidebar' id='sidebar' showaddelement='yes'/>
nói chung vấn đề không hiện đã được giải quyết chúng ta tiếp tục thôi.
Cùng tìm hiểu về thẻ b:kin và b:template-skin
Sau khi giải quyết vấn đề thành công chúng ta quay lại với thẻ "b:skin" thôi. Đầu tiên "b:skin" và "b:template-skin" sẽ được chuyển thành thẻ "style" khi nó hiển thị với người dùng. Ở đây mình nhắc lại câu hỏi ở phần trước nhé, vậy sao không sử dụng thẻ style luôn chứ xài 2 thằng đó làm gì?
Đây là điều đặc biệt của 2 thằng nó: Khi thiết kế một Blogger Template bình thường thì bạn có bao giờ phát chán việc khi bạn sử dụng một màu sắc hoặc font chữ cho nhiều đối tượng, khi chỉnh sửa lại bạn phải tìm và thay đổi từng cái một, và tìm đến từng cái để sửa nhiều khi cũng chã nhớ hết vị trí.
Chính ví thế thì Blogger đã giúp bạn làm điều này một cách dễ dàng hơn với việc tạo ra một giá trị để sử dụng đi sử dụng lại nó cho nhiều đối tượng trong css.
Cú pháp khai báo giá trị (Variable)
Cú pháp khai báo của nó như sau
<Variable name="ten.bien" description="Phần mô tả của biến" type="kiểu giá trị" default="giá trị mặc định" value="giá trị hiện tại"/>
Phần thẻ này các bạn đặt ở sau <b:skin><![CDATA[ nhé, tiếp đến là chú thích những thuộc tính của thẻ trên:
- name: Tên của biến để gọi ra để sử dụng, thông thường ta viết liền hoặc ngăn nhau bằng dấu "."
- description: Phần mô tả cho biến (Nó sẽ hiện trong phần cài đặt nâng cao nếu nằm trong Group)
- type: kiểu giá trị để sử dụng hiện tại phổ biến nhất là "color" và "font" và nó có tác động đến phần hiển thị ở cài đặt nâng cao, tiếp theo có những kiểu khác như "string" kiểu ký tự, "url" kiểu url, "length" là độ dài, cuối cùng là "automatic" kiểu tự động, nhưng những cái này không ảnh hướng gì nhiều, nó chỉ quy định cho giá trị ở phần "default" và "value"
- default: giá trị mặc định
- value: giá trị mà khi ta gọi biến ra, thì nó sẽ lấy ra cái này
Cách thức gọi biến
Tại bên trong phần css ví dụ mình có các đoạn khai báo như sau
<Variable name="mauden" description="Màu đen viết liền" type="color" default="#000" value="#000"/>
<Variable name="mau.trang" description="Màu đen" type="color" default="#fff" value="#fff"/>
<Variable name="font.chu" description="Font chữ" type="font" default="normal bold 11px Arial, Tahoma, Helvetica, FreeSans, sans-serif" value="normal bold 11px Arial, Tahoma, Helvetica, FreeSans, sans-serif"/>
<Variable name="doi.tuong" description="Tên đối tượng, bạn có thể sử dụng làm nhiều thứ khác nữa" type="string" default=".ten-doi-tuong" value=".ten-doi-tuong"/>
<Variable name="do.dai" description="dộ dài" type="color" default="10px" value="10px"/>
thì để sử dụng nó trong một css bất kì thì mình gọi như sau ví dụ
body {
background-color: $(mau.trang); /* Nếu biến cách nhau bằng dấu "." thì sử dụng ngoặc */
}
$(doi.tuong) {
background-color: $mauden; /* Biến được viết liền không cần ngoặc đơn */
font: $(font.chu);
width: $(do.dai);
}
đơn giản là thế thôi, nhưng lưu ý là giá trị này chỉ có thể tạo và sử dụng trong thẻ "b:skin" thôi, và cái này nó sẽ không xuất hiện trong cài đặt nâng cao để người dung chỉnh sửa, cái này chỉ giúp chúng ta dễ tự chỉnh sửa trong code thôi.
Tạo group để chỉnh sửa trong phần cài đặt nâng cao
Để xuất hiện được để chỉnh sửa trong phần nâng cao, thì chúng ta phải gom nhóm nó lại. Tạo group là việc cũng khá là cần thiết vì nó dễ dàng hơn những cái liên quan để chỉnh sửa. Và có một lưu ý là chỉ có 2 kiểu giá trị là "color" và "font" là có thể mang vào để hiển thị trong cài đặt nâng cao thôi.
Cú pháp tạo group
<Group description="Page Text" selector="body">
<Variable name="ten.bien" description="Phần mô tả của biến" type="kiểu giá trị" default="giá trị mặc định" value="giá trị hiện tại"/>
<Variable name="ten.bien2" description="Phần mô tả của biến 2" type="kiểu giá trị" default="giá trị mặc định" value="giá trị hiện tại"/>
</Group>
cái phần giá trị thì mình khỏi chú thích nhé, mình sẽ chú thích phần Group:
- description: Phần mô tả cho Group đó, nó sẽ hiện tại phần menu của cài đặt nâng cao
- selector: là tên "class" hoặc "id" của một đối tượng css (nếu người dùng chọn Group này trong phần cài đặt liên quan thì nó sẽ khoăn vùng cái đối tượng có tên đặt trong cái này, nếu không muốn nó quang vùng thì cứ để là body)
mình cũng thêm một hình ảnh minh họa cho các bạn dễ hình dung.
Kết lại
Tới đây chúng ta tiếp tục tạm dừng, như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn xong các bạn về toàn bộ những gì có trong phần thẻ "b:skin" mình biết cái này tương đối khó hình dung do đó nếu thắc mắc thì cứ hỏi nhé. Phần tiếp theo mình sẽ hướng dẫn qua "b:template-skin" bài đó sẽ ngắn gọn thôi.
Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức từ các bài viết mà mình đã SEO bằng các Từ khóa bên dưới bài đăng nầy để tìm hiểu thêm về các khái niệm và ứng dụng có liên quan nhé..
0 Comments:
Đăng nhận xét