Thẻ b:include và b:includable trong Blogger XML
Trong Blogger XML một trong những thẻ được xuất hiện với tần xuất khá nhiều đặc biệt là trong widget Blog mặc định đó chính là b:include và b:includable. Chắc chắn rằng rất nhiều người không biết đây là thẻ gì và sử dụng chúng ra sao, và bài viết này mình sẽ chia sẻ với mọi người nó là gì và cách thức sử dụng chúng như thế nào.
Tìm hiểu b:include và b:includable |
Thẻ b:include và b:includable là gì?
Khi mà bạn muốn sử dụng nhiều lần một đoạn mã (HTML hay JS) nhiều lần trong một widget bất kỳ, nhưng đoạn mã đó quá dài, hai thẻ này chính là giải pháp dành cho bạn.
Các thực hiện rất đơn giản, đầu tiên bạn tạo ra một thẻ b:includable gắn cho nó một cái id và ghi toàn bộ nội dung của đoạn mã mà bạn muốn sử dụng nhiều lần vào trong đó. Sau đó khi cần lấy ra sử dụng ở đâu bạn đơn giản chỉ cần sử dụng thẻ b:include để lấy dữ liệu trong đoạn mã đó ra để sử dụng.
Cú pháp sử dụng
<b:includable id='ten-id' var='ten-gia-tri'>
[ĐOẠN MÃ HOẶC NỘI DUNG BẤT KỲ]
</b:includable>
Các thuộc tính cho thẻ b:includable
- id (bắt buộc): Bạn có đặt với chữ số không dấu bất kì, viết liền và không dấu. Mỗi widget phải có tối thiểu một thẻ includable vời id='main' là thẻ đầu tiên mà widget thực thi.
- var (không bắt buộc) Bạn có thể đặt với chữ và số, đây là biến tạo ra để sử dụng tham chiếu dữ liệu.
Một lưu ý là khi bạn tạo ra thẻ b:includable thì nó hoàn toàn không xuất hiện cho đến khi bạn gọi nó ra bằng the b:include. Các gọi như sau, nếu bạn đặt thẻ b:includable với id='ksl', thì khi đó bạn gọi nó ra bằng thẻ <b:include name='ksl' />, thuộc tính name chính là tên của id của thẻ includable.
Các thuộc tính cho thẻ b:include
- name (bắt buộc): Phải trùng với ID của thẻ b:includable đã tạo ra trước đó.
- data (không bắt buộc): Là dữ liệu bạn muốn truyền vào thẻ b:includable bạn đã tạo trước đó. Có nghĩa là giá trị của thằng này sẽ chuyển vào cho cái biến mà bạn đã đặt cho var cho thằng kia.
- cond (không bắt buộc) Điều kiện thực thi thẻ include. Tương tự không khác gì thẻ b:if.
Ví dụ
Dưới đây là ví dụ cho thấy làm thế nào để sử dụng b:includable và b:include.Đây là ví dụ mình tạo ra thẻ includable để gọi ra tiêu đề bài viết của 10 bài mới nhất, tại widget blog mình sẽ có đoạn mã như sau.
<b:includable id='main'>
<b:loop var='bv' index='index' values='data:posts'>
<b:include name='baiviet' data='bv' cond='index < 10'/>
</b:loop>
</b:includable>
<b:includable id='baiviet' var='baiviet'>
Tiêu đề: <data:baiviet.title/>
</b:includable>
Video hướng dẫn
CẬP NHẬT SAU
Tạm kết
Bạn nào thường xuyên tham khảo blog của mình sẽ thấy mình có một bài viết về cặp thẻ này rồi, bài này mình muốn viết lại đơn giản hơn và cập nhật thêm đầy đủ cũng như viết lại tiêu đề cho chính xác để phù hợp hơn với mọi người. Và như mọi người thấy thì cũng hoàn tất rồi, bạn nào có thắc mắc gì hãy để lại ở dưới khung nhận xét mình sẽ giải đáp. Sắp tới mình sẽ viết lại nhiều bài nữa về Blogger XML mọi người đón xem nhé.Nguồn Lâm Kiều - KslZone.net
Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức từ các bài viết mà mình đã SEO bằng các Từ khóa bên dưới bài đăng nầy để tìm hiểu thêm về các khái niệm và ứng dụng có liên quan nhé..
0 Comments:
Đăng nhận xét